1. Đã từ lâu rất nhiều học giả trên khắp thế giới đều ngưỡng mộ "Thuyết châu A'" là học thuyết coi trọng chính sách kinh tế chỉ huy hướng vào xuất khẩu trong một nền chính trị gò ép đã giúp các nước này cất cánh rất nhanh. Có những nước chỉ trong vòng 15 - 20 năm đã có thể bắt kịp phương Tây. Nhưng thực ra, cách tăng trưởng này đã bị lạc hướng trong những năm gần đây. Chính sách kinh tế chỉ huy đã dẫn đến sự thông đồng giữa chính trị và kinh doanh, và do đó đã tạo ra một thiểu số những người có quyền lực và có tiền tiến hành các hoạt động đầu cơ, đặc biệt về địa ốc. Số tiền thu lợi chui vào túi những người này chứ không phải dùng để hiện đại hoá kỹ nghệ và nâng cao hiệu quả của hệ thống sản xuất nội địa. Do đó, theo Paul Kugman mặc dù các nước Đông A' trong hơn 3 thập kỷ qua luôn tăng trưởng không ngừng, nhưng chắc chắn tốc độ tăng trưởng sẽ bị hạn chế do kỹ thuật sản xuất thiếu hiệu quả hoặc kỹ thuật sản xuất không được nâng cao. Nếu các nước châu A' vẫn tiếp tục áp dụng mô hình đầu tư tràn lan như trước đây mà không thay đổi chính sách tổng thể, lấy nâng cao hiệu suất sản xuất và đổi mới kỹ thuật để thúc đẩy kinh tế phát triển, thì cho dù tổng sản xuất của các nước châu A' có thể đứng đầu thế giới, thì điều đó cũng chỉ có thể là do số dân của châu A' quá nhiều mà thôi, còn chỉ tiêu thu nhập quốc dân đầu người ở châu A' vẫn thuộc loại thấp của thế giới. Do đó, có thể thấy do mô hình tăng trưởng chủ yếu chú trọng vào đầu tư tràn lan, tất yếu sẽ dẫn đến tốc độ tăng trưởng giảm, vì vậy sức mạnh của nền kinh tế sẽ đi xuống và giá trị đồng tiền sẽ không còn cao như cũ, nếu không có sự điều chỉnh của ngân hàng Trung ương. Và điều đó tất yếu dẫn đến phải thả nổi đồng tiền để nó trở về với giá trị đích thực của nó. Đây có thể coi là nguyên nhân tiềm ẩn của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở tất cả các nước ĐNA trong đó có Thái Lan.
đang được dịch, vui lòng đợi..