Khi xảy ra mâu thuẫn, mọi người thường trở nên tức giận, nổi nóng với sự việc đó. Con người thường mất kiểm soát, họ la hét thậm chí gây gổ đánh nhau, trở nên khó chịu. Chúng ta nên bình tĩnh, suy nghĩ một cách thông suốt về sự việc đó. Cố gắng tìm ra hướng giải quyết tốt nhất cho hai bên, nên kìm chế cảm xúc. Người giải quyết mâu thuẫn cần phải có cái nhìn khách quan, thấu đáo vấn đề. Phải tôn trọng, ý kiến của hai bên trước khi đưa ra cách giải quyết vấn đề. Đặc biệt, phải luôn giữ vững lập trường, không xử lí mâu thuẫn theo cảm xúc, cảm tính. Giải quyết mâu thuẫn phải đạt được kết quả, nhưng vẫn giữ được tình cảm giữa hai bên => không ảnh hưởng đến việc giải quyết xử lí, hợp tác sau này. Cả người giải quyết mâu thuẫn ở Việt Nam hay một số nước khác thì đa số đều giải quyết vấn đề như nhau song do quan điểm văn hóa phương Tây khá thoáng nên đôi khi họ giải quyết vấn đề chỉ đạt được kết quả mà quên đi tình cảm, mối quan hệ cộng sự, đối tác khi xảy ra mâu thuẫn.
đang được dịch, vui lòng đợi..