Những vấn đề tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam
Trang thiết bị phục vụ giảng dạy đã lỗi thời. Hiện nay, các thiết bị thuộc thế thệ trước năm 1960 còn chiếm tới 37% tổng số trang thiết bị có ở các trường đại học, cao đẳng. Còn ở các trường phổ thông, tình trạng xuống cấp về trường lớp còn tệ hại hơn. Việc lớp học ca 3, lớp học tạm bợ... phổ biến tại các địa phương.
Trình độ của đội ngũ giáo viên ở tất cả các cấp còn thấp, không đáp ứng nổi yêu cầu cao của sự phát triển kinh tế ngày nay. Giáo viên được trả lương thấp, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên bỏ nghề hoặc dạy thêm tràn lan vì mục đích kinh tế, làm cho nhà trường nói chung và thầy giáo nói riêng ngày càng giảm uy tín trước mắt của mọi người.
Tình trạng phân cực về chất lượng giáo dục cũng là một vấn đề đáng lo ngại ở Việt Nam. Chính sách xã hội hóa giáo dục mặc dù đã tạo ra nhiều cơ hội giáo dục hơn cho người dân, nhưng có nguy cơ làm tăng thêm khoảng cách xã hội. Vấn nạn "bằng thật, kiến thức giả" hiện đang là một vấn đề nhức nhối ở Việt Nam.
Định mức chi cho giáo dục trên đầu người dân ở Việt Nam còn rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong thời gian tới nền giáo dục của Việt Nam không thể cất cánh nếu mức chi cho giáo dục trên đầu người không tăng.
Nguồn đầu tư ngân sách nhà nước (NSNN) cho giáo dục đào tạo (GD&ĐT) không đáp ứng được nhu cầu, không thể bù đắp các chi phí phát sinh do số lượng học sinh tăng (bình quân hơn 1 triệu em/năm), do trượt giá... Trong khi đó, nhiều chuyên gia trong ngành giáo dục cho rằng, việc phân bổ ngân sách giáo dục theo quy mô dân số hiện nay là chưa hợp lý đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo.
đang được dịch, vui lòng đợi..
