Ở nước ta hiện nay, chống lạm phát, giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển nền kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Tuy nhiên, lạm phát và tăng trưởng kinh tế luôn là bài toán khó đối với tất cả các quốc gia. Việt Nam đã gia nhập WTO nên thị trường trong nước diễn biến theo sát thị trường quốc tế. Thời gian qua thị trường thế giới tiếp tục có những biến động phức tạp khó lường trước. Vì vậy Việt Nam cần tôn trọng quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường, Chính phủ không nên làm thay thị trường. Đặc biệt là không nên sử dụng các biện pháp có tính bao cấp từ nguồn ngân sách nhà nước như: cấp bù lỗ, cấp bù lãi suất, khoanh nợ, ... Cơ chế bao cấp qua giá một số mặt hàng có tính theo sát thị trường thế giới sẽ làm méo mó giá cả trong nước, tạo điều kiện cho tình trạng xuất lậu qua biên giới, tác động tiêu cực đến ngân sách quốc gia, gây tiềm ẩn nguy cơ lạm phát. Năm 2008 vừa qua đã chứng minh điều đó. Lạm phát như là một hiện tượng của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian và trí tuệ mới có thể mong muốn đạt kết quả khả quan. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động. Nhìn lại lịch sử lạm phát, từ cuối thế kỷ 19 đến nay, ở nước ta lạm phát diễn ra nghiêm trọng và kéo dài. Lạm phát đã phá vỡ toàn bộ kế hoạch của nền kinh tế, phương hại đến tất cả các mối quan hệ trọng nền kinh tế xã hội. Và đặc biệt là thời gian gần đây, từ cuối năm 2007, nhất là năm 2008 và từ năm 2010 đến năm 2011 lạm phát đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta một cách sâu sắc.
đang được dịch, vui lòng đợi..
