Vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống sách đèn, hầu hết các sinh viên đều cảm thấy mình bị áp lực và căng thẳng vì một chuyện gì đó , đặc biệt là vào kì thi. Nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng, đại học chỉ “thi mới học” do vậy mà có tâm lý buông lỏng, chỉ khi nào nước đến chân mới nhảy. Do không có kế hoạch ôn tập ngay từ đầu nhiều sinh viên, phải học ngày, học đêm, học dồn đến mức quên ăn, mất ngủ dẫn đến áp lực và căng thẳng làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và tôi cũng vậy cũng từng bị như thế nhưng tôi đã vượt qua nó bằng cách của mình. Vậy áp lực là gì ? Áp lực là tất cả những tác động tiêu cực của công việc, đời sống gia đình, tình cảm…mang đến cho con người. Nó khiến người ta cảm thấy chán nản và thất vọng, không còn chút sinh lực nào để họ cố gắng và vượt qua khó khăn, vất vả. Áp lực quá nhiều sẽ gây ra stress và những hậu quả nghiêm trọng khác. Stress là phản ứng của cơ thể cho thấy hệ thần kinh đang ở trong tình trạng căng thẳng. Stress còn được hiểu là khi con người phải đối mặt với áp lực, căng thẳng mà sức chịu đựng không còn nữa, không còn khả năng giải quyết bất kỳ chuyện gì.Có rất nhiều cách khắc phục áp lực và căng thẳng, tùy thuộc vào tâm sinh lý và điều kiện của mỗi người để áp dụng, tôi thì vượt qua nó bằng vài cách . Khi bị áp lực và căng thẳng thì tôi suy nghĩ tích cực hơn. Khi tôi nghĩ về những điều tích cực, nó sẽ giúp tôi có những suy nghĩ tích cực, tôi cảm thấy yêu cuộc sống này hơn. Chẳng hạn tôi có thể tưởng tượng đến tương lai tươi đẹp của tôi, tôi sẽ có một công việc mà tôi thích, sẽ đi đến những nơi mình muốn đến.....Hay nghe, hát những bài hát vui vẻ và xem những video hài hước: Âm nhạc đã giúp tôi giải tỏa những sự muộn phiền, những căng thẳng trong cuộc sống. Những bản nhạc du dương, những bài hát vui nhộn sẽ giúp xoa dịu căng thẳng, áp lực đang dồn nén trong đầu tôi. Trò chuyện, chia sẻ với một ai đó: Trò chuyện là một giải pháp vô cùng quan trọng giúp tôi giải tỏa được stress. Tại sao không chia sẻ chuyện của mình với bạn bè, người thân? Tôi có thể tìm một người bạn tin cậy để chia sẻ những chuyện buồn, thất vọng đó. Thứ nhất, nó giúp tôi san sẻ nỗi buồn, thất vọng, những căng thẳng, áp lực của bản thân. Thứ hai, người đó có thể sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho tôi. Đừng tự tạo áp lực cho mình. Bạn có biết những người luôn tự tin, chủ động trong các kỳ thi hay cả cuộc phỏng vấn đều có tỷ lệ thành công cao hơn người khác? Vì vậy, dù là học hành hay công việc hãy đề ra cho mình một mục tiêu phù hợp với khả năng của bạn. Nếu quá kỳ vọng vào kết quả thì khi bạn không đạt được những điều đó sẽ càng làm cho bạn chán nản và áp lực càng nặng nề hơn mà thôi. Nhiều sinh viên cứ nghĩ là mình đã không có thì giờ ngủ nghỉ và ăn uống thì làm gì lại có thì giờ để tập thể dục. Nhưng nếu tôi bị stress thì tôi lại càng cần tới những hoạt động thể xác kiểu này. Thể dục không nhất thiết phải kéo dài cả tiếng hoặc vài ba tiếng đồng hồ, cũng như không nhất thiết phải làm chảy mồ hôi nhễ nhại mới là thể dục. Loại thể dục đòi hỏi phải chảy mồ hôi chỉ là để cho những ai quá nặng cân "chảy mỡ" bớt đi chứ không áp dụng trong trường hợp này. Tôi thường đi bộ 15 phút tới tiệm ăn mà mình thích. Dừng tất cả công việc và nghỉ ngơi thư giãn vài ngày
đang được dịch, vui lòng đợi..