1. Đặt vấn đề
Dạy nghề cho thanh niên là một chủ trương lớn, là một nhiệm vụ mang tính chiến lược nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng cho phát triển kinh tế-xã hội và thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta tiến lên ngang tầm các nước tiên tiến trên thế giới và khu vực. Do tính chất quan trọng và cấp thiết của công tác dạy nghề cho thanh niên, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Dạy nghề . Đây là cơ sở pháp lý rất quan trọng nhất cho việc phát triển công tác dạy nghề đồng bộ, thống nhất để từng bước phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng tốt các yêu cầu phát triển đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế. Mục tiêu của dạy nghề là đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật trực tiếp cho sản xuất, có năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật cao và tác phong công nghiệp... nhằm tạo điều kiện cho người học nghề có khả năng tự tạo được việc làm hoặc tìm kiếm được việc làm trên thị trường lao động, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2010 cả nước có 40% lao động đã qua đào tạo, trong đó có 26% lao động đã qua dạy nghề và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đến năm 2008, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã thông qua nghị quyết về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn . Theo đó, vấn đề đào tạo chuyên môn kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, đào tạo nghề cho người lao động trong nông nghiệp, nông thôn, nhất là ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc được xác định là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ chiến lược cả trước mắt và lâu dài nhằm phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
đang được dịch, vui lòng đợi..