Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập cộng đồng kinh tế ASEANXin chào , các bạn. Tôi tên là Hải. Hôm nay, tôi xin giới thiệu cho các bạn về một đề tài khá nóng đang được đề cập rất nhiều trên các trang mạng xã hội hiện nay.Bài thuyết trình của tôi gồm có 3 phần là:-Lý do tôi chọn đề tài này?-Cơ hội và thách thức khi gia nhập AEC của Việt Nam.-Các giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam Lý do tôi chọn đề tài này?Đây là một đề tài nóng hổi và được các nhà kinh tế của Việt Nam đề cập nhiều trong thời giạn gần đây và em là một sinh viên của trường đại học kinh tế , em muốn tìm hiểu thêm về vấn đề này đề có thêm nhiều kiến thức về việc giao thương trong khu vực ASEAN.Tiếp theo, tôi xin được nói về những cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập vào khối AECĐầu tiên, chúng ta hãy đi vào phần cơ hội của Việt Nam, đó là:-Cơ hội có được một thị trường rộng lớn hơn .AEC là một khu vực có tốc độ tang trưởng khá mạnh và thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngoài. Đây chính là một thi trường tốt để Việt Nam có thể nắm bắt thời cơ để mở rộng thị trường. Mặt khác AEC tạo lập một khu vực thị trường và sản xuất thống nhất, dẫn đến tăng thu nhập và hình thành nên một lượng mới người tiêu dùng với thu nhập cao – cũng là đối tượng khách hang rất tiềm năng đối với các doanh nghiệp.-Cơ hội mở rộng xuất khẩu.Khi tham gia vào AEC , thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam se ngày càng được mở rộng. AEC giúp tăng trưởng xuất khẩu. ASEAN hiện là đối tác thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam và là động lực giúp nền kinh tế nước ta duy trì tốc độ tăng trưởng và xuất khẩu trong nhiều năm qua. Ví dụ: so với năm 2002, thương mại hai chiều Việt Nam và ASEAN năm 2013 đã tăng hơn 5 lần , chiếm gần 20% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Giai đoạn 2012-2013 nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang ASEAN đạt 28,4%/năm và nhập khẩu đạt 27%/năm.-Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.Khi AEC được thành lập, thuế suất trong ASEAN giảm xuống 0%, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện giảm chi phí , hạ giá thành hàng xuất khẩu , góp phần gia tăng năng lực cạnh tranh. Và Việt Nam cũng tận dụng các ưu đãi nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu trong nước sang thị trường khu vực.-Cơ hội thu hút các nguồn đầu tư.Việc kết nối và xây dựng một ASEAN thống nhất sẽ khiến các nhà đầu tư lớn nhìn ASEAN như một sân chơi chung , một công xưởng chung , ở đó có khối lượng nguồn lực thống nhất , đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ năng với giá còn tương đối rẻ. AEC cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện tốt hơn môi trường kinh doanh từ thủ tục hải quan , thủ tục hành chính cho tới việc tạo ra ưu đãi đầu tư cân bằng hơn.Tiếp theo, đó là những thách thức của Việt Nam khi gia nhập vào AEC:-Chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN-6.Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với các nước ASEAN-6 , thể hiện cả ở quy mô vốn của nền kinh tế , các doanh nghiệp , trình độ khoa học kỹ thuật , tay nghề lao động,… Ví dụ : khi đến thời điểm cộng đồng ASEAN bắt đầu có hiệu lực vào năm 2015 , các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với sức ép cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt khi các nước ASEAN loại bỏ các hàng rào phi thuế quan. Một số ngành sẽ phải thu hẹp sản xuất , thậm chí đóng cửa.-Vấn đề năng suất lao động của Việt Nam thấp.Việt Nam là nước có năng suất lao động thấp nhất trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương APEC. So với các nước trong khu vực ASEAN , năng suất trung bình của người lao động Việt Nam thấp dưới một nửa so với Philippines , 2 người lao động Thái Lan , 1 người lao động Singapore bằng 15 người lao động Việt Nam. Như thế chúng ta có thể hình dung chất lượng của lao động Việt Nam hiện nay thấp như thế nào. Bởi vì lao động chất lượng thấp đồng nghĩa với tính kém đa dạng của các loại kỹ năng, khả năng sáng tạo cũng như hiệu quả tổ chức. Với những đặc điểm này, Việt Nam sẽ không phải là một điểm đến hấp dẫn cho những dự án đầu tư mang tính tiên phong về công nghệ hoặc quy mô. -Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt , khốc liệt hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam.Với việc đẩy mạnh tự do hóa thương mại nội khối , hàng rào thuế quan và phi thuế quan giữa các thành viên AEC sẽ dần bị xóa bỏ. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của hàng hóa từ các nước khác trên thị trường ASEAN do AEC hình thành sẽ tạo ra thị trường chung , không còn các rào cản hàng hóa , dịch vụ , vốn… Ví dự : tính đến tháng 7 năm 2013 , Việt Nam đã giảm thuế nhập khẩu cho hơn 10.000 dòng thuế xuống mức 0 – 5% theo ATIGA , chiếm khoảng 98% số dòng thuế trong biểu thuế.
đang được dịch, vui lòng đợi..