Quy mô nhập khẩu của thị trường nước ngoài rất lớn, với đầy đủ các chủng loại hàng hóa thuộc các phẩm cấp khác nhau, là thị trường có sức mua cao, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho các đối tác. Tuy nhiên đây cũng là thị trường có tính cạnh tranh gay gắt và nhạy cảm, và rất khắt khe, người tiêu dùng được bảo vệ bằng một hệ thống pháp luật vô cùng chặt chẽ. Vì vậy, nếu sản phẩm không đạt được chất lượng tốt thì sẽ dẫn đến thất bại trong thị trường lớn này.Thực tế hiện nay, do hạn chế về nguồn tài chính, chất lượng sản phẩm, thiếu thông tin và hiểu biết về luật lệ, cách thức kinh doanh, nên không ít doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thị trường nước ngoài. Trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trực tiếp tham gia, hoặc đã tích cực phối hợp, hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa hay cung ứng dịch vụ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.Tuy nhiên, hiện nay không ít doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vấp phải sự cản trở từ chính sách bảo hộ gắt gao của thị trường nước ngoài nhất là về hàng rào kỹ thuật và an toàn thực phẩm cao, không ít trường hợp cao quá mức cần thiết đã tạo thêm những rào cản mới đối với hàng xuất khẩu vào thị trường nước ngoài , trong đó có hàng xuất khẩu từ Việt Nam. Điểm yếu của Chúng ta là rất nhiều mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhưng lại phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu. Trong khi, thế mạnh của chúng ta là lao động. Chúng ta có một đội ngũ lao động khéo tay, nếu được đào tạo tốt quản lý tốt thì họ có khả năng tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh cao, có trị giá gia tăng cao. Nguyên nhân quan trọng khiến sản phẩm và thương hiệu của Việt Nam bị thất bại ở thị trường nước ngoài:- Không có sản phẩm mang tính cạnh trạnh: năng lực kinh doanh và khả năng thành công của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào ý tưởng của sản phẩm và đưa ý tưởng vào thực tế thị trường. Một sản phẩm có tính cạnh tranh không đơn giản là hơn các sản phẩm khác về giá cả, chất lượng. Điều quan trọng là doanh thu phải đảm bảo bù đủ các chi phí, ngoài ra còn đem về lợi nhuận. Như vậy tính cạnh tranh của một sản phẩm sẽ không phải do một kế hoạch, một đề án kinh doanh quyết định mà hoàn toàn do thị trường quyết định. Rất có thể khi mới thành lập doanh nghiệp, sản phẩm có tính cạnh tranh thật nhưng sau đó không duy trì được lâu dài.- Chi phí cá nhân của doanh nghiệp quá lớn: nhiều nhà doanh nghiệp, nhất là ở các đơn vị nhỏ thường lầm tưởng mình cũng có quyền hưởng một thu nhập cố định như nhân viên. Dường như họ không biết hoặc biết mà quên rằng mình chỉ được hưởng những gì còn lại của doanh nghiệp sau khi trừ mọi chi phí và đầu tư. Phần còn lại này đối với thời kỳ đầu của doanh nghiệp là không nhiều, thậm chí rất ít, trong khi thu nhập của nhân viên ổn định. Nhiều nhà doanh nghiệp nhận biết khá muộn vì sao các ngân hàng dễ dãi chấp thuận các khoản vay của doanh nghiệp, trong đó có cả phần sử dụng cho mục đích cá nhân như cải tạo nâng cấp nhà riêng, biệt thự của nhà doanh nghiệp. Suy cho cùng điều đó càng làm tăng thêm giá trị tài sản thế chấp là bất động sản của doanh nghiệp tại ngân hàng.- Doanh nghiệp bị nợ quá nhiều: nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khi mới thành lập, thường vay nợ quá nhiều, nhất là khi có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn có tính khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp nhận biết quá muộn rằng không phải lãi suất của tín dụng mà thực chất là tổng khối lượng tín dụng phải hoàn trả mới quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Các hợp đồng vay vốn dài hạn thường là khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi quyết định nhầm lẫn nhưng khó có thể giải quyết ngay được. Nhiều doanh nghiệp tính toán phiêu lưu, cho rằng sẽ được chiết khấu, tiết kiệm được nhiều thuế nếu tăng cường vay vốn để đầu tư mua sắm, thuê tài chính, thuê máy móc, xe cộ. Điều đó chỉ đúng khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi và lãi nhiều. Khi gặp khó khăn, không tạo ra lợi nhuận thì gánh nợ và vốn vay sẽ là đòn quyết định làm cho doanh nghiệp chóng bị phá sản.- Quá xem nhẹ những thua lỗ ban đầu: nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là khi mới thành lập, thường vay nợ quá nhiều, nhất là khi có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn có tính khuyến khích, hỗ trợ. Nhiều doanh nghiệp nhận biết quá muộn rằng không phải lãi suất của tín dụng mà thực chất là tổng khối lượng tín dụng phải hoàn trả mới quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Các hợp đồng vay vốn dài hạn thường là khó khăn lớn cho doanh nghiệp khi quyết định nhầm lẫn nhưng khó có thể giải quyết ngay được. Nhiều doanh nghiệp tính toán phiêu lưu, cho rằng sẽ được chiết khấu, tiết kiệm được nhiều thuế nếu tăng cường vay vốn để đầu tư mua sắm, thuê tài chính, thuê máy móc, xe cộ. Điều đó chỉ đúng khi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi và lãi nhiều. Khi gặp khó khăn, không tạo ra lợi nhuận thì gánh nợ và vốn vay sẽ là đòn quyết định làm cho doanh nghiệp chóng bị phá sản.- Chỉ nghĩ đến doanh số: rất nhiều nhà doanh nghiệp chỉ mải mê nghĩ đến doanh số mà quên mất rằng thực ra mục đích kinh doanh là lợi nhuận chứ không phải doanh số. Nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã vội tự hào về sự phát triển kinh doanh, mở rộng qui mô nhanh chóng. Đặc biệt thể hiện bằng một vài hợp đồng hay công trình lớn, doanh nghiệp vội vã đầu tư dây chuyền lớn, hiện đại, tuyển nhiều nhân viên. Nhưng kết cục lại đáng buồn. Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm tổ chức và điều hành qui mô lớn hơn, nhiều vấn đề mới phát sinh mà chưa có kinh nghiệm. Hơn thế, nhiều khi nhóm khách hàng nhỏ dễ bị sao nhãng, thậm chí bỏ rơi. Khách hàng lớn và hợp đồng lớn thì không có. Làm gì với số tài sản và nhân sự mới được đầu tư, tuyển nhận? Doanh nghiệp rất dễ có nguy cơ phá sản trong những trường hợp như vậy. Khi các doanh nghiệp lớn tăng doanh số, tăng thị phần, các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó duy trì hoạt động tốt. Bởi đó là chính sách kinh doanh phù hợp với các tập đoàn, các công ty quốc tế trường vốn. Tất nhiên nếu không có doanh số thì không thể có lợi nhuận. Nhưng không có nghĩa là doanh số càng cao thì lợi nhuận càng cao. Sẽ rất nguy hiểm cho sự tồn tại của doanh nghiệp nếu doanh số tăng mà lợi nhuận thực tế lại không tăng tương xứng. Nếu lợi nhuận vẫn như cũ thì doanh nghiệp phá sản chỉ còn là vấn đề thời gian vì doanh nghiệp sẽ không chịu nổi những chi phí tăng thêm.
đang được dịch, vui lòng đợi..