Đặc biệt, trong hoàn cảnh phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có mâu thuẫn sâu sắc, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra những điểm tương đồng, xác định lợi ích và chính sách của mỗi nước trong vấn đề chiến tranh Việt Nam, tranh thủ tối đa sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta. Ngoài nhiệm vụ chính trị, ngành ngoại giao đã tích cự đóng góp trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, tranh thủ Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác viện trợ không hoàn lại, cho vay không tính lãi đối với nhiều chương trình quân sự, kinh tế, thương mại, lương thực, ngoại tệ... Việt Nam cũng thúc đẩy hình thành mặt trận đoàn kết nhân dân 3 nước Đông Dương trên cơ sở tôn trọng độc lập, tự chủ của hai nước bạn láng giềng đồng thời phối hợp chặt hẽ với cách mạng Lào trong đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. Bằng những hoạt động đa dạng, chúng ta đã hình thành được mặt trận nhân dân thế giới rộng rãi ủng hộ Việt Nam, chống đế quốc Mỹ xâm lược. Phong trào này lan rộng từ các nước xã hội chủ nghĩa tới các nước tư bản chủ nghĩa, các nước dân tộc khắp 5 Châu lục tạo nên sự cổ vũ mạnh mẽ đối với nhân dân ta, cô lập Mỹ và làm phân hóa sâu sắc nội bộ Mỹ, tạo nên phong trào nhân dân Mỹ chống chiến tranh phát triển nhanh chóng trên quy mô toàn nước Mỹ.Đến cuối năm 1966, đế quốc Mỹ đã nếm trải những thất bại quan trọng trên chiến trường miền Nam và trong cuộc tấn công bằng không quân phá hoại miền Bắc. Phát huy lợi thế trên chiến trường, nhất là sau thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1968, ngoại giao Việt Nam đã có nhiều đợt tấn công quan trọng, góp phần buộc Mỹ chấm dứt hoàn toàn việc ném bom, bắn phá miền Bắc, kéo Mỹ xuống thang chiến tranh, đi vào đàm phán, biến những kết quả đã đạt được trên chiến trường thành kết quả trên bàn Hội nghị, tìm giải pháp chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình trên đất nước ta.Từ tháng Năm 1968 đến tháng Giêng 1973, Việt Nam đã tiến hành đàm phán với Mỹ tại Paris. Trong lịch sử đấu tranh của nhân dân ta, chưa bao giờ có cuộc đàm phán kéo dài suốt gần 5 năm, với bao tình huống căng thẳng và có lúc dưới bom đạn của máy bay B52 như cuộc đàm phán này. Ngày 27 tháng Giêng 1973, Việt Nam và Mỹ đã ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với Hiệp định Paris, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh, chấm dứt dính líu quân sự, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương. Quân ngụy mất chỗ dựa, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng. Nhân dân Việt Nam đã thực hiện mục tiêu "đánh cho Mỹ cút”, chuyển sang giai đoạn “đánh cho ngụy nhào" bằng đại thắng mùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Trong cuộc đụng đầu lịch sử lớn nhất của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX với đế quốc Mỹ, ngành ngoại giao Việt Nam đã có những trưởng thành vượt bậc, làm nhiệm vụ tham mưu và triển khai các chủ trương, đối sách của Đảng và nhà nước trên mặt trận đối ngoại, góp phần xứng đáng vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc.3. Phục vụ đất nước thời kỳ xây dựng hòa bình và đổi mới (1976-2004).
Sau thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ mùa Xuân 1975, một kỷ nguyên mới đã mở ra trên đất nước Việt Nam: hòa bình, độc lập, thống nhất. Những năm đầu sau chiến tranh, ngoại giao Việt Nam đã triển khai những hoạt động quan trọng theo hướng đa phương và đa dạng, mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ được sự giúp đỡ quan trọng từ nhiều nguồn, nhiều nước, góp phần tăng cường sức mạnh kinh tế của đất nước. Việt Nam trở thành thành viên tích cực của phong trào Không liên kết (1976), thành viên Liên Hợp quốc (1977) và nhiều tổ chức quốc tế khác, thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng loạt nước ở châu lục có chế độ chính trị, xã hội khác nhau. Việt Nam đã tích cực chủ động tăng cường đoàn kết, hợp tác toàn diện với Liên Xô, gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV), ký hiệp ước hữu nghị và hợp tác Việt - Xô, tranh thủ được sự ủng hộ, giúp đỡ có hiệu quả của Liên Xô trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Quan hệ Việt Nam - Lào được nâng lên tầm cao mới. Quan hệ với các nước thành viên ASEAN từng bước được cải thiện, chuyển dần từ đối đầu sang đối thoại và xúc tiến bình thường hóa. Tuy vậy, công cuộc xây dựng tiến hành chưa được bao lâu thì Việt Nam gặp phải những thử thách nghiêm trọng mới trong quan hệ quốc tế. Quan hệ giữa Việt Nam và một số nước láng giềng có chung biên giới xuất hiện nhiều trắc trở và diễn biến ngày càng phức tạp, Việt Nam lại phải tiến hành cuộc đấu tranh giữ vững an ninh biên giới Tây Nam và giúp đỡ nhân dân Campuchia loại trừ chế độ diệt chủng Pônpốt. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trải qua một giai đoạn không bình thường, mà đỉnh cao là sự kiện 17 tháng Hai 1979. Những năm sau đó, Việt Nam kiên trì theo đuổi chủ trương khôi phục quan hệ hữu nghị và láng giềng với Trung Quốc.
đang được dịch, vui lòng đợi..