Người tâm thần là những người mắc các bệnh tâm thần do hoạt động não bộ bị rối loạn gây nên những biến đổi bất thường về lời nói, ý tưởng, tư duy, hành vi, tác phong, tình cảm, cảm giác v.v... làm cho bản thân bị giảm sút khả năng lao động, học tập, đảo lộn sinh hoạt, gây căng thẳng cho các thành viên trong gia đình, tổn thiệt về kinh tế, tình cảm của gia đình và cộng đồng. Khái niệm công tác xã hội đối với người tâm thầnTrên cơ sở khái quát những khái niệm CÔNG TÁC XÃ HỘI; Khái niệm người tâm thần, thông qua các nhà nghiên cứu xin đưa ra khái niệm liên quan về:Khái niệm CÔNG TÁC XÃ HỘI đối với người tâm thần: Được xem là một hoạt động chuyên môn nhằm trợ giúp cá nhân người tâm thần, gia đình người tâm thần cũng như cộng đồng của họ nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội do bệnh tâm thần gây nên từ đó góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho cá nhân và gia đình của người tâm thần.Từ khái niệm trên về CÔNG TÁC XÃ HỘI đối với người tâm thần, có thể thấy một số đặc điểm nổi bật trong khái niệm CÔNG TÁC XÃ HỘI với người tâm thần như sau:- Đối tượng tác động của CÔNG TÁC XÃ HỘI đối với người tâm thần: Là những cá nhân, gia đình, cộng đồng người tâm thần hay người mắc các bệnh tật có nguy cơ cao với bệnh tâm thần hậu quả ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống tình cảm, đời sống xã hội.- Mục đích của CÔNG TÁC XÃ HỘI đối với người tâm thần: Là giúp đỡ cá nhân, gia đình của người tâm thần tăng cường chức năng xã hội, hòa nhập cộng đồng và thúc đẩy các điều kiện xã hội để họ tiếp cận được chính sách, nguồn lực xã hội trong can thiệp giải quyết những khó khăn mà họ gặp phải, giúp cộng đồng sớm thay đổi cách nhìn với người tâm thần, tâm thần đã thuyên giảm từ kỳ thị sang thân thiện hơn. CÔNG TÁC XÃ HỘI với người tâm thần còn hướng tới biện hộ, thúc đẩy hệ thống chính sách hoàn thiện, phù hợp cho người tâm thần, gia đình họ.Nhiệm vụ CÔNG TÁC XÃ HỘI đối với người tâm thần nước ta hiện nay: Là tổ chức triển khai, kết nối mạng lưới xã hội, phát triển đội ngũ tình nguyện viên, nhân viên CÔNG TÁC XÃ HỘI. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ tham dự vào các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng một cách đồng bộ, khẩn trương được thiết lập bởi nhân viên CÔNG TÁC XÃ HỘI trong kế hoạch hỗ trợ thân chủ.Các nguyên tắc CÔNG TÁC XÃ HỘI đối với người tâm thần cũng được tuân thủ dựa trên nguyên tắc chung của nghề CÔNG TÁC XÃ HỘI. Ngoài ra còn có các nguyên tắc đảm bảo tính khác biệt của mỗi trường hợp như đảm bảo tính riêng tư, kín đáo các thông tin về trường hợp của mỗi người tâm thần hay gia đình họ.Công tác xã hội cá nhân đối với người tâm thần: Được xem như hoạt động mà ở đó các nhân viên xã hội sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn CÔNG TÁC XÃ HỘI thông qua các hoạt động như quản lý trường hợp, tham vấn, hỗ trợ khủng hoảng… để giúp đỡ người tâm thần và gia đình họ giải quyết những vấn đề liên quan cũng như tăng cường các chức năng xã hội của người tâm thần.Mục tiêu quan trọng của CÔNG TÁC XÃ HỘI cá nhân với người tâm thần là giúp đỡ họ giảm thiểu hay vượt qua tình trạng bệnh tâm thần và hòa nhập xã hội ngay sau khi họ trong tình trạng có những rối loạn tâm thần. Trong công tác này, người tham gia trợ giúp người tâm thần cần có kỹ năng tạo lập mối quan hệ giữa nhân viên xã hội và đối tượng, kỹ năng lắng nghe, vấn đàm, tham vấn, thấu cảm... để sử dụng vào các hoạt động chính của CÔNG TÁC XÃ HỘI cá nhân. Nó góp phần đạt được những mục tiêu của sự giúp đỡ mà không tạo ra sự trông chờ, ỷ lại của người được giúp đỡ (Bùi Thị Xuân Mai. 2010). Công tác xã hội nhóm đối với người tâm thần: Loại hình này tỏ ra rất hữu ích như nhóm giải trí, nhóm giáo dục nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng tự chăm sóc, tự giải quyết vấn đề; nhóm tự giúp,nhóm lao động trị liệu của những người tâm thần Trung tâm xã hội tỉnh BR-VT cũng là một loại hình nhóm rất có tác dụng và ý nghĩa quan trọng để giúp họ khôi phục dần các khía cạnh tâm lý như cảm xúc, suy nghĩ và hành vi để họ trao đổi thông tin, phát triển kỹ năng xã hội, thay đổi định hướng giá trị, làm chuyển biến những hành vi không mong muốn và tiến đến hòa nhập cộng đồng, xã hội. Phát triển cộng đồng trong trợ giúp người tâm thần:Nhằm tác động để cộng đồng đó thay đổi về điều kiện kinh tế, xã hội, thay đổi nhận thức, tăng cường nguồn lực, hệ thống các chương trình dịch vụ và giải quyết những vấn đề họ đang gặp phải từ tác động cộng đồng không còn kỳ thị với người tâm thần và gia đình họ. Mặc khác cung cấp cho gia đình những kiến thức, kỹ năng để họ biết cách chăm sóc người tâm thần tại nhà cũng như có kiến thức phòng ngừa và hợp tác với cơ quan chuyên môn mỗi khi bệnh tái phát ở người tâm thần, tránh được những cơn kích động của người tâm thần. Đây chính là e ngại và rào cản lớn nhất của gia đình khi nhận lại người thân về gia đình chăm sóc tại gia đình.Nhất là khi Nhà nước đang có định hướng chuyển
đang được dịch, vui lòng đợi..
