TRANG THÔNG TIN LUẬN ÁN TIẾN SĨ CỦA NGHIÊN CỨU SINH HỨA THỊ KIỀU HOATên luận án: “Giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc”.Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử giáo dục Mã số: 62. 14. 01. 02Họ và tên nghiên cứu sinh: Hứa Thị Kiều Hoa Người hướng dẫn khoa học: Phó giáo sư, tiến sĩ: Trần Thị Tuyết Oanh, Trường Đại học Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Sư phạm Cơ sở đào tạo: Đại học Thái NguyênNHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA LUẬN ÁN - Nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa và mở rộng các vấn đề lý luận về giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh. Cụ thể:+ Tổng quan được những nghiên cứu về giáo dục đạo đức và giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức nói chung và giáo dục đạo đức công vụ cho học viên tại các trường chính trị cấp tỉnh nói riêng.+ Làm sáng tỏ nội hàm của một số khái niệm như: Đạo đức công vụ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường + Phân tích được cơ sở về đạo đức công vụ của cán bộ, công chức như: Những yếu tố cơ bản để cấu thành đạo đức công vụ; quá trình hình thành và phát triển đạo đức công vụ; các yếu tố ảnh hưởng đến đạo đức công vụ.+ Phân tích và làm rõ được quá trình giáo dục đạo đức công vụ cho học viên là cán bộ, công chức trong thời gian học tập tại trường chính trị cấp tỉnh như: Đặc điểm học viên của trường chính trị cấp tỉnh; mối quan hệ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng ở trường chính trị cấp tỉnh và việc rèn luyện đạo đức công vụ của học viên; các thành tố của quá trình giáo dục đạo đức công vụ của học viên trường chính trị cấp tỉnh theo tiếp cận giá trị - hoạt động - nhân cách, đó là: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, các con đường và những yêu cầu trong giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh.- Xác định được cơ sở thực tiễn của giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc thông qua nghiên cứu và xây dựng chuẩn mực đạo đức công vụ của cán bộ, công chức; hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc; khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục công vụ cho học viên các trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Làm rõ nguyên nhân của thực trạng để có định hướng xây dựng các biện pháp giáo dục phù hợp.- Xác định các nguyên tắc và đề xuất 05 biện pháp nhằm thực hiện giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía + Biện pháp 1: Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình dạy học phần học+ Biện pháp 2: Xây dựng và sử dụng tình huống công vụ trong dạy học+ Biện pháp 3: Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ+ Biện pháp 4: Xây dựng chuyên đề về “Đạo đức công vụ” để giảng dạy trong chương trình đào tạo ở trường chính trị tỉnh.+ Biện pháp 5: Tổ chức các phong trào thi đua, các hoạt động trải nghiệm - Kết quả thực nghiệm sư phạm đã có giá trị khẳng định tính khả thi của biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh khu vực miền núi phía Bắc được đề xuất trong luận án.CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU* Các ứng dụng: - Biện pháp "Lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức công vụ vào quá trình dạy học phần học” và “Tổ chức hoạt động ngoại khoá phần học, hội thảo theo chủ đề về nội dung giáo dục đạo đức công vụ” được ứng dụng trong giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh thông qua tổ chức thực nghiệm sư phạm tại Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang và Trường Chính trị tỉnh Sơn La cho thấy các tác động của thực nghiệm đã phát triển được nhận thức, ý chí và hành vi đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị tỉnh. Điều này cho thấy tính cần thiết và khả thi của các biện pháp giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh được đề xuất trong luận án.* Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: - Kết quả nghiên cứu của chương 1 có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu để phát triển rộng hơn, sâu hơn về nội dung giáo dục đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức nói chung và học viên trường chính trị cấp
tỉnh nói riêng về đạo đức công vụ.
- Kết quả nghiên cứu chương 3, với các biện pháp giáo dục đạo đức công
vụ cho học viên trường chính trị cấp tỉnh có thể ứng dụng vào thực tiễn tổ chức
hoạt động giáo dục đạo đức công vụ cho học viên trong các trường đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức.
* Những vấn đề còn bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục đạo đức công vụ
nhằm thiết kế quy trình tác động giáo dục phù hợp với đặc điểm của cán bộ,
công chức công tác ở các lĩnh vực, từng ngành, nghề khác nhau và đặc điểm học
viên trường chính trị cấp tỉnh ở từng vùng miền.
đang được dịch, vui lòng đợi..
