1.1. Điểm mạnh• Trường Đại học kĩ thuật công nghiệp là một trường thành viên của Đại học Thái Nguyên - một Đại học vùng, một trong ba đại học lớn nhất cả nước, đã được Đảng và Chính phủ quy hoạch phát triển thành đại học trọng điểm quốc gia nên có nhiều cơ hội và được sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Chính phủ.• Là một trường đại học phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ - một trong những vùng nghèo nhất cả nước nhưng lại giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, về chính trị-xã hội, về kinh tế và môi trường đối với sự phát triển bền vững của đất nước, nên Trường sẽ nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các Bộ ngành và nhân dân cả nước.• Là một thành viên đầu tiên của Đại học Thái Nguyên, Trường được dùng chung các cơ sở hạ tầng của Đại học và luôn nhận được sự chỉ đạo sát sao và sự quan tâm hỗ trợ của Đại học, nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị thành viên khác.• Đội ngũ giảng viên đa số trẻ, năng động, đang rất quyết tâm và tích cực học tập, có thể được đào tạo tốt để sớm trở thành các chuyên gia giỏi.• Có sẵn một số giảng viên có kinh nghiệm, có trình độ cao làm nòng cốt, trong đó có một số được đào tạo bài bản ở nước ngoài có ngoại ngữ giỏi, có kiến thức cập nhật, có khả năng hội nhập quốc tế tốt.
• Đội ngũ lãnh đạo có kinh nghiệm, có trách nhiệm và có quyết tâm cao
Đội ngũ cán bộ quản lý của trường có nhiều kinh nghiệm, nề nếp quản lý bài bản.
1.2. Điểm yếu
• Tên tuổi của nhà trường chưa được biết đến một cách thật rộng rãi với uy tín cao trong và ngoài nước nên chưa trở thành một thương hiệu mạnh
• Nhà trường có 25 đơn vị trực thuộc, bao gồm: 12 đơn vị chức năng, 12 đơn vị đào tạo (10 Khoa, Bộ môn chuyên môn và 2 Trung tâm) và Viện nghiên cứu phát triển công nghệ cao về kỹ thuật công nghiệp. Hiện, Nhà trường có 70% giảng viên có trình độ từ Thạc sỹ trở lên.
• Đội ngũ cán bộ các phòng ban nhìn chung đều có thâm niên lâu, nên khá chậm cho việc cập nhật và thay đổi liên tục
• Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, giảng đường và ký túc xá còn phải đi mượn; trang thiết bị phục vụ cho đào tạo, thư viện còn nghèo ;
• Nguồn lực tài chính còn rất hạn hẹp ảnh hưởng đến việc ứng dụng phương pháp dạy và học mới, đến khả năng đầu tư cho đào tạo đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý và tăng cường cơ sở vật chất.
• Một bộ phận sinh viên ra trường chưa đáp ứng được ngay yêu cầu của xã hội, đặc biệt là yêu cầu của các doanh nghiệp nước ngoài, liên doanh về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng công tác.
• Chưa tạo ra được nhiều mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả với các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế, các địa phương, các bộ ngành hữu quan, các cựu sinh viên và các tổ chức quốc tế.
1.3. Cơ hội
• Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, làm nền tảng cho sự phát triển của kinh tế tri thức, làm thay đổi mạnh mẽ nội dung, phương pháp đào tạo, đồng thời tạo cơ hội cho Nhà trường dễ dàng tiếp cận được các thành tựu của tri thức nhân loại.
• Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu của thời đại. Đất nước hội nhập ngày càng sâu, rộng vào cộng đồng quốc tế. Các chính sách "mở cửa" của nhà nước ngày càng thông thoáng, tạo cơ hội lớn cho nhà trường "đi tắt, đón đầu" để sớm có các chương trình, giáo trình tiên tiến và sớm đào tạo được các chuyên gia trẻ đẳng cấp quốc tế.
• Là một trường đại học thành lập ở một vùng khó khăn vào loại nhất cả nước, lại là thành viên của một đại học được quy hoạch trọng điểm quốc gia, Trường sẽ được Nhà nước đầu tư và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế quan tâm giúp đỡ.
• Chủ trương xã hội hoá giáo dục và tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Nhà nước đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo đang mở ra cho Trường nhiều cơ hội mới.
• Đất nước ta đang chuyển đổi nhanh chóng và toàn diện sang một nền kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập quốc tế. Nhu cầu đào tạo các cử nhân kinh tế, kinh doanh và quản lý đang bùng nổ để đáp ứng các đòi hỏi của một nền kinh tế chuyển đổi đang tăng trưởng nhanh, tạo ra cho Nhà trường cơ hội tốt để mở rộng nhanh chóng quy mô đào tạo.
1.4. Thách thức
• Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ trên thế giới có thể làm cho khoảng cách về kinh tế và tri thức khoa học- công nghệ giữa Việt Nam và thế giới ngày càng lớn, dẫn đến nguy cơ nước ta, trong đó có các trường đại học bị tụt hậu ngày càng xa.
• Quá trình toàn cầu hoá trên thế giới đang dẫn đến sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nền kinh tế, giữa các trường đại học trong nước với các trường đại học nước ngoài, giữa các trường đại học trong nước với các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp liên doanh tại Việt Nam, đòi hỏi Nhà trường phải có chính sách thu hút nhân tài, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập quốc tế và chống chảy máu chất xám.
• Các khoa học về kĩ thuật ở nước ta đang ở trong quá trình chuyển đổi, đã thay đổi rất nhanh chóng nhưng vẫn còn tụt hậu rất nhiều so với thế giới. Các cơ chế quản lý kinh tế, kinh doanh, quản lý xã hội còn có nhiều bất cập. Điều đó đang đòi hỏi các trường đại học về công nghệ và kĩ thuật trong đó có Trường Đại học kĩ thuật công nghiệp, Đại học Thái Nguyên phải đổi mới nhanh chóng chất lượng đội ngũ và nội dung chương trình, phương pháp đào tạo.
• Các tỉnh miền núi và trung du Bắc bộ-địa bàn phục vụ chủ yếu của Nhà trường đang là những địa phương chậm phát triển, là những vùng nghèo nhất cả nước với mặt bằng dân trí thấp, chất lượng giáo dục phổ thông yếu. Điều đó, đòi hỏi Nhà trường có những bước đi và giải pháp phù hợp với thực tế của khu vực.
đang được dịch, vui lòng đợi..