II.Gia đình có 2 thế hệ: Loại hình gia đình hai thế hệ, có vợ chồng, con cái chưa kết hôn là gia đình có ít xung đột nhất. Vì giữa hai thế hệ sẽ ít có những suy nghĩ khác nhau về lối sống, phong cách,.. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có những suy nghĩ khác nhau. 1.Thái độ sống:- Do sinh trưởng trong các thời gian khác nhau với những điều kiện, hoàn cảnh xã hội khác nhau, lại thiếu gắn kết quan hệ hiện hữu khiến hai thế hệ dễ có nguy cơ không có chung một phương pháp xác định bản chất sự kiện, và theo đó là không có chung một thái độ ứng xử đối với sự kiện ấy. Thái độ sống khác nhau xuất phát từ sự khác nhau của nhận thức, của lối suy tư, của mục tiêu quan tâm cùng cách ứng xử, hành động của mỗi lứa tuổi.2.Mục tiêu sống:a. Cha mẹ: - Thế hệ lớn tuổi, với thói quen từ xưa để lại, và vẫn thấm nhuần tinh thần gắn bó gia đình, và với quán tính thương yêu, luôn có xu hướng muốn tiếp tục kiểm soát, bao bọc như khi con cháu còn thơ ấu. Họ luôn mang tâm trạng có nghĩa vụ giáo huấn, truyền đạt, hướng dẫn con cháu làm điều hay, tránh điều dở theo quan niệm của mình, nhằm giúp chúng vào đời thuận lợi nhất. Ngoài ra, tâm lý kế tục danh dự gia đình, dòng họ cũng khiến thế hệ trước lo lắng, chú tâm rèn giũa cháu con, mong chúng noi gương mình mà thành đạt vẹn toàn.a. Con cái: - Thế hệ đi sau đang trong độ tuổi và tư thế sung sức, hăng hái dấn thân. Kỹ năng sống của họ tuy còn mỏng, song được hấp thụ nhanh chóng và đa diện các kiến thức mới do nhiều nguồn thông tin hiện đại đem lại. Là lớp người dám nghĩ dám làm, luôn chứa nhiều ước mơ hoài bão, không thỏa mãn với những gì đã đạt được và có xu hướng nhìn về tương lai hơn là quá khứ. Tuy nhiên, lớp người trẻ, vì chưa đủ thời gian kinh quá, thử thách thực tế, nên không ít người dễ rơi vào tự tin thái quá, thờ ơ với các nghi thức cùng tình cảm gia đình, quê hương, cội nguồn dân tộc, đặc biệt là lịch sử dân tộc. II.Gia đinh 3 thế hệ: 1. Giữa ông bà và bố mẹ trong cách giáo dục con cái - Những bậc phụ huynh lớn tuổỉ trong gia đình (thế hệ ông bà) thường muốn con cháu đi theo đường giáo dục mà mình từng trải qua, từng thụ hưởng và cho đó là cách tốt nhát. Trong cách giáo dục của thế hệ lớn tuổi, bên cạnh những mặt tích cực cũng thể hiện những hạn chế nhất định bởi tư tưởng, đường lối theo kinh nghiệm truyền thống đôi khi không còn phù hợp với thực tế cuộc sổng cũng như yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, nếu con cháu phản ứng hoặc không thực hiện theo sẽ bị kết tội “cá không ăn mắm cá ươn”. Có thể nói đến nay đang tồn tại muôn hình vạn trạng những mâu thuẫn, xung đột giữa thế hệ cao tuổi (ông, bà) với con cái (cha mẹ trẻ) xung quanh việc giáo dục đứa trẻ. Cha mẹ nào cũng thương con, ông bà nào cũng quý mến con cháu. Nhưng chỉ vì khác biệt về cách thể hiện tình cảm và quan điểm giáo dục con trẻ nên thường xảy ra những bất đồng không đáng có - Tìm sự thống nhất quan điểm giáo dục con trong gia đình luôn đòi hỏi phải có sự khéo léo, thông cảm và thấu hiểu giữa cách thế hệ, cùng nhau bày tỏ quan điểm và hướng tới mục tiêu để trẻ cảm thấy hạnh phúc trong gia đình, thay vì chỉ nhằm thỏa mãn sở thích và cái tôi cá nhân mà ép buộc, áp đặt trẻ. Có như vậy, giáo dục gia đình mới đạt được hiệu quả thực sự và không trở thành gánh nặng cho trẻ. 2. Giữa bố mẹ và con cái - Mâu thuẫn giữa cha mẹ và con cái chưa trưởng thành chủ yếu tập trung vào vấn đề giáo dục, vui chơi giải trí và lối sống. + Có nhiều lý do mà hiện nay một số phụ huynh không hiểu được con cái mình. Trước hết, họ không hiểu được sự phát triển của con cái về tâm sinh lý. Bởi họ luôn coi những đứa trẻ đã sang tuổi thanh thiếu niên vẫn còn là trẻ con nên việc ứng xử mang tính áp đặt, thiếu tôn trọng ý kiến của trẻ… Vì vậy, trẻ cũng chẳng bao giờ muốn chia sẻ với cha mẹ về những điều trong cuộc sống như tình bạn, tình yêu, mong muốn, nguyện vọng của mình. Không ít cha mẹ trong gia đình Việt đối xử với con cái theo kiểu gia trưởng, quan niệm của họ là: Chỉ có cha mẹ mới là người quyết định, con cái không có nghĩa vụ tham gia. Vì vậy, từ việc không hiểu trẻ dẫn đến ngày càng bất đồng trong mối quan hệ về quan điểm hay đi đến sự đồng thuận giữa cha mẹ và con cái. Khi không có người chia sẻ, làm điểm tựa tinh thần thì trẻ dễ tìm đến lựa chọn thiếu sự kiểm soát của lý trí.
+ Cha mẹ quá kì vọng vào con cái : Hiện nay một số cha mẹ kỳ vọng quá mức vào con cái trong khi khả năng của trẻ có hạn. Sự kỳ vọng của cha mẹ lại không đúng lúc, đúng chỗ nên nó chuyển thành áp lực cho chính trẻ. Hơn nữa, tâm lý không ít cha mẹ người Việt thường kỳ vọng con cái phải trở thành ông này, bà nọ, ở lĩnh vực này, vị trí kia…, trong khi con mình không có khả năng thực hiện, thậm chí năng lực của con chỉ ở mức trung bình. Có lẽ, nếu như cha mẹ mong con mình trở thành một người lao động bình thường thì sẽ không phải xảy ra những vụ việc thương tâm.
III. Biện pháp:
- Với các thành viên thuộc các thế hệ khác nhau trong gia đình, khi có điều gì đó chưa hài lòng về nhau hoặc thực sự muốn làm những điều tốt đẹp nhất cho
đang được dịch, vui lòng đợi..