Bản đồ cho thấy tỉ lệ người Công giáo tại các quốc gia. Màu càng đậm thì tỉ lệ càng caoGiáo hội tại châu Á chiếm thiểu số giữa các tôn giáo khác, bao gồm chỉ khoảng 3% dân số châu Á, nhưng tại đây lại chiếm một tỷ lệ lớn nữ tu, linh mục.[46] Từ 1975 đến 2000, dân số châu Á tăng 61% nhưng giáo dân Công giáo ở châu Á tăng 104%.[47] Tuy nhiên, giáo hội phải đối mặt với những thử thách trong truyền giáo, giáo dân bị đàn áp tại các quốc gia như Bắc Triều Tiên[48] và Trung Quốc.[49][50]Châu Đại Dương cũng là nơi truyền giáo khó khăn cho các giáo phái Kitô giáo bởi nơi đây có các nhóm sắc tộc với hơn 715 ngôn ngữ khác nhau. Trong giáo hội Công giáo trên toàn thế giới, 12% cư ngụ ở châu Phi, 50% ở châu Mỹ, 10% ở châu Á, 27% ở châu Âu và 1% ở châu Đại Dương.[46]Brasil hiện là quốc gia có số lượng giáo dân Công giáo đông nhất.[51][52] Phần lớn những quốc gia phát triển đều có sự hiện diện của Giáo hội, tuy có giảm vào cuối thế kỷ 19. Tại châu Âu, các quốc gia thuộc nhóm ngôn ngữ Rôman (Latinh) là cái nôi lịch sử phát triển của Công giáo, trong khi đó, các quốc gia nhóm ngôn ngữ gốc Đức nhiều Tin Lành và các quốc gia hệ tiếng Slav lại mang sự pha trộn giữa Công giáo và Chính Thống giáo. Phần còn lại của Công giáo trên thế giới là do nỗ lực truyền giáo của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Pháp, bên cạnh đó còn do việc di cư từ những quốc gia này đi khắp châu Âu. Tại Mỹ Latinh - nơi từng được độc quyền - Công giáo đang chịu sự cạnh tranh ngày càng tăng của Kháng Cách (Tin Lành), đặc biệt là Trung Mỹ và khu vực Caribbean. Tại châu Phi, Công giáo hoạt động mạnh mẽ nhất ở trung tâm lục địa; trong khi ở châu Á, chỉ có hai quốc gia có tỷ lệ lớn người Công giáo trong dân số là Philippines, Đông Timo.
đang được dịch, vui lòng đợi..
