Tuy vậy, chúng tôi cho rằng một kịch bản xấu ít có khả năng xảy ra, và trong ngắn hạn Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm các dòng vốn đến từ bên ngoài. Xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro tương tự như Hy Lạp. Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công Hy Lạp Hy Lạp là một trong những mắt xích tương đối yếu của trong khối nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Hiện tại, vấn đề nợ công quá cao và sự yếu kém của nền kinh tế do khủng hoảng tài chính khiến Hy Lạp đang đối diện với rủi ro lớn mà khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Rủi ro này xuất phát từ nợ công cao do thâm hụt ngân sách cao, kéo dài, và thêm vào đó một tỷ lệ lớn khoản nợ này là các khoản vay từ nước ngoài. Vậy vì đâu mà từ một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực châu Âu lại rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan như hiện tại? Tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng mạnh, bình quân ở mức 4.2%/năm trong giai đoạn 2002-2007. Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu (EU), tạo điều kiện cho chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công. Thêm vào đó, tiết kiệm nội địa của nước này cũng sụt giảm nhanh chóng. Những năm cuối của của thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài. Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của nước này. Ngành du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. Tính đến tháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế được dự báo có thể vượt mức 120% GDP. Bên cạnh đó, trong suốt thời gian dài Chính phủ Hy Lạp đã phải ngụy tạo các báo cáo về tình hình kinh tế trong nước, sắp xếp lại các giao dịch nhằm che dấu mức vay thực tế, nhằm phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU và có thể chi tiêu cao hơn. Rủi ro lớn nhất của Hy Lạp là nợ vay nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn, có thể lên đến 80%. Ước tính tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếu chính phủ phát hành. Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu. Các nước Ý, Ireland cũng trong tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao, nhưng không bị đánh giá nghiêm trọng bằng Hy Lạp. Sở dĩ như vậy vì các nước này có nền kinh tế tương đối lớn, ngân sách lớn và khả năng kiểm soát nợ trong nước cao hơn. Vào tháng 04/2010, các tổ chức định mức tín nhiệm như S&P, Moody’s và Fitch Rating đã hạ bậc trái phiếu chính phủ Hy Lạp xuống mức rủi ro cao, trước nguy cơ mất khả năng thanh khoản. S&P ước tính trong trường hợp Hy Lạp mất khả năng thanh toán, nhà đầu tư có thể mất 30-50% giá trị khoản đầu tư. Ngay lập tức sau đó lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp đã tăng mạnh. Điều này đã khiến cho chính phủ Hy Lạp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế để tái cấu trúc các khoản vay. Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ? Hy Lạp là một nền kinh tế nhỏ, hàng năm chỉ đóng góp khoảng 2% vào GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tuy vậy, nếu Hy Lạp mất khả năng thanh toán thì hậu quả sẽ lan rộng khắp châu Âu và có thể gây nên một cuộc khủng hoảng nợ trên quy mô lớn. Trong cuộc khủng khủng hoảng vừa qua các nước lớn của châu Âu như Đức, Anh và Pháp bị ảnh hưởng nặng nền và đang phục hồi khá khiêm tốn. Do vậy, các nước này cũng khó hào phóng trong việc ra tay cứu Hy Lạp.
đang được dịch, vui lòng đợi..