JAPANESE ECONOMY June 2016Posted on: 24-06-2016, 00:48 Theo số liệu mới được công bố vào ngày 08/6/2016, GDP của Nhật Bản đã tăng 1,9% trong quý 1/2016 so với quý trước, khả quan hơn so với mức tăng 1,7% trong báo cáo phát hành lần đầu và trái ngược với mức giảm 1,8% trong quý 4/2016. So với tốc độ tăng trưởng hàng năm, GDP của Nhật Bản đã tăng 0,1% trong quý 1/2016[1]. Tiêu dùng cá nhân và đầu tư tư nhân trong lĩnh vực phi dân cư tăng mạnh hơn so với dự báo lần đầu là nguyên nhân chính dẫn đến việc sửa đổi số liệu tăng trưởng GDP. Mặc dù kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng khả quan trong quý 1/2016, nhiều nhà phân tích vẫn nghi ngờ về tình trạng phục hồi kinh tế của nước này. Nhiều chỉ tiêu kinh tế gần đây cho thấy những yếu kém của kinh tế Nhật Bản trong quý 1/2016 có thể sẽ tiếp diễn vào quý 2/2016 do xuất khẩu tiếp tục giảm và chỉ số PMI trong tháng 5/2016 đạt mức thấp trong vòng ba năm qua. Tăng trưởng GDP trong quý 2/2016 cũng đang bị ảnh hưởng bởi trận động đất vào tháng 4/2016. Trong bối cảnh này, các nhà phân tích cho rằng Thủ tướng Shinzo Abe có thể sẽ tung thêm gói kích thích tài chính mới để nhen nhóm lại tăng trưởng và trì hoãn kế hoạch tăng thuế tiêu thụ trong năm 2017[2]. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dự báo kinh tế nước này sẽ tăng trưởng khoảng 0,8% đến 1,4% trong năm tài chính 2016, kết thúc vào tháng ba năm 2017. Trong năm tài chính tiếp theo, BoJ dự báo tăng trưởng GDP từ 0,0% đến 0,3[3]. Trong khi đó, tờ Focus Economics cho biết các nhà phân tích dự báo kinh tế Nhật Bản sẽ tăng trưởng khoảng 0,5% trong năm tài chính 2016, và 0,5% trong năm tài chính 2017[4].Một số vấn đề nổi bậtBộ tài chính Nhật Bản ngày 20/6/2016 cho biết kim ngạch xuất khẩu danh nghĩa của nước này trong tháng 5/2016 đã giảm 11,3% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi sụt giảm 10,1% trong tháng 4/2016. Nguyên nhân là do đồng yên mạnh, nhu cầu toàn cầu suy yếu, chuỗi cung ứng bị gián đoạn do một loạt các trận động đất diễn ra vào tháng 4/2016. Trong khi đó, nhập khẩu giảm 13,8% trong tháng 5/2016, sau khi giảm 23,3% trong tháng 4/2016, đánh dấu sự suy giảm tháng thứ 17 liên tiếp. Nhập khẩu tiếp tục giảm ở mức hai con số, chủ yếu do giá năng lượng thấp. Kết quả là, cán cân thương mại của Nhật Bản trong tháng 5/2016 bị thâm hụt 41 tỷ JPY (0,4 tỷ USD), cải thiện hơn so với mức thâm hụt 215 tỷ JPY cùng kỳ năm ngoái[5].Trước đó, ngày 9/6/2016, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản cho biết đơn đặt hàng máy móc thiết bị lõi (một chỉ số hàng đầu của chi tiêu vốn từ ba đến sáu tháng) trong tháng 4/2016 đã giảm với tốc độ mạnh nhất kể từ tháng 11 năm 2014. Nguyên nhân do trận động đất diễn ra tại Kumamoto vào tháng 4/2016 đã có một tác động đáng kể đến chi phí vốn, do đó đầu tư kinh doanh có thể sẽ vẫn suy yếu trong suốt năm 2016. Đơn đặt hàng máy móc lõi (khu vực tư nhân, không bao gồm đơn đặt hàng biến động) đã giảm 11,0% trong tháng 4/2016 so với tháng trước đó, trái ngược với mức tăng 5,5% ghi nhận trong tháng 3/2016 và cao hơn so với dự báo giảm 2,3% của các nhà phân tích thị trường. So với cùng kỳ năm trước, đơn đặt hàng máy móc thiết bị lõi giảm 8,2% trong tháng 4/2016, trái ngược với mức tăng 3,2% trong tháng trước đó. Theo tờ FocusEconomics, các chuyên gia kỳ vọng đầu tư tư nhân trong lĩnh vực phi dân cư tăng 1,3% trong năm 2016 và tăng 1,8% trong năm 2017. Ngoài ra, tờ Focus Economics cho biết các chuyên gia dự báo tổng đầu tư cố định tăng 0,7% trong năm 2016, giảm 0,6 điểm phần trăm so dự báo tháng trước và tăng 0,9% trong năm 2017[6].Mặc dù đồng yên tăng giá và kinh tế vẫn còn yếu, ngày 16/6/2016, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) thông báo quyết định không thay đổi chính sách tiền tệ hiện hành trong bối cảnh khả năng Anh rời Liên minh châu Âu (EU) gây quan ngại. Sau quyết định trên, đồng yên của Nhật Bản đã tăng giá so với USD và đồng Euro lên tương ứng 104,53 yen đổi 1 USD và 117,84 yên đổi 1 Euro. Ông Norio Miyagawa - nhà kinh tế học tại công ty chứng khoán Mizuho cho rằng đồng yên tăng giá sẽ làm gia tăng sức ép giảm giá tiêu dùng, do đó khả năng BoJ sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ vào tháng 7/2016[7].
đang được dịch, vui lòng đợi..