Ngày nay nhãn hiệu hàng hóa bắt đầu đóng vai trò rất quan trọng đối với đời sống hiện đại, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. Hàng hóa ngày càng đa dạng hơn dẫn đến người tiêu dùng cần được chỉ dẫn để có thể lựa chọn chính xác, nhanh chóng sản phẩm hàng hóa cần lựa chọn, và việc đặt tên cho sản phẩm, dịch vụ là điệu kiện tất yếu. Vì vậy nhãn hiệu hàng hoá là thương hiệu, là tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp trên thị trường.- Nhãn hiệu hàng hóa có khả năng giúp người tiêu dùng ra quyết định lựa chọn những sản phẩm, dịch vụ phù hợp, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người cung cấp dịch vụ từ đó khuyến khích hơn nữa sự tái tạo sản xuất và phát triển nền kinh tế.Nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng trên thực tế hoặc đăng ký. Tại Việt Nam, việc bảo hộ nhãn hiệu chỉ được thông qua việc đăng ký. Các đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc thông qua các Tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp.Công ty TNHH Tư Vấn ĐÔNG PHƯƠNG là một tổ chức hoạt động tư vấn trong lĩnh vực Tư vấn kế toán - Kinh doanh - Đầu tư - Sở hữu trí tuệ sẽ đại diện thay mặt cho các chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa xin bảo hộ quyền nhãn hiệu trước cơ quan Nhà nước thẩm quyền. diendanketoan đại diện hàng ngàn khách hàng trong nước và quốc tế trước Cục Sở hữu trí tuệ trong việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp và bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa.Các dịch vụ Công ty TNHH Tư Vấn ĐÔNG PHƯƠNG cung cấp và thực hiện:I. diendanketoan tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan - Tư vấn, tra cứu và đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ của nhãn hiệu hàng hóa phù hợp theo quy định của pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;- Xác định cụ thể, chi tiết các quyền năng của chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hoá chống các hành vi xâm phạm quyền độc quyền về nhãn hiệu;- Tư vấn các thủ tục xác lập quyền độc quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu trong trường hợp nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ của Pluật;- Theo sự uỷ quyền của khách hàng thực hiện chức năng đại sở hữu công nghiệp tiến hành các thủ tục pháp lý ghi nhận chuyển giao đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá;- Tư vấn Công văn trả lời các ý kiến phản hồi của Cục Sở hữu trí tuệ về khả năng bảo hộ của nhãn hiệu hàng hoá;- Khiếu nại các quyết định từ chối cấp GCN đăng ký nhãn hiệu hàng hóa;- Phản đối đơn xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.II. Hoàn thiện hồ sơ và tiến hành thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa - Hoàn thiện tờ khai đăng ký nhãn hiệu;- Đại diện nộp hồ sơ Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa;- Đại diện theo dõi quy trình xử lý và ý kiến trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ;- Nhận kết quả tại Cục Sở hữu trí tuệ;- Thay mặt khách hàng khiếu kiện Quyết định của Cục sở hữu trí tuệ;- Gia hạn Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa;- Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu hàng hoá đã đăng ký.III. Tư vấn và đại diện cho khách hàng trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ - Thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm đối với sản phẩm/dịch vụ xâm phạm độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại cơ quan NN có thẩm quyền;- Tư vấn và Yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;- Khiếu nại và phối kết hợp với các cơ quan Nhà nước chức năng xử lý vi phạm liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa và cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến Nhãn hiệu hàng hóa.
IV. Gợi ý tên thương hiệu (hoặc tên công ty)
Tên thương hiệu (Brand name) là yếu tố đầu tiên được biết tới và giúp khẳng định sự tồn tại của thương hiệu. Mọi thành công trong việc xây dựng thương hiệu đều có liên quan mật thiết đến tên thương hiệu. Chính vì thế đặt tên thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất và khó khăn nhất trước mỗi sự ra đời của một thương hiệu.
Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có được một tên thương hiệu tuyệt vời.
1. Ngắn gọn
- Thật vậy, bạn hãy để ý xem hầu hết những cái tên dễ nhớ, dễ liên tưởng đến đều ngắn gọn. Trong thời buổi vi tính hóa, tốc độ công nghiệp hóa, cuộc sống hiện đại thì yếu tố ngắn gọn của các ngôn từ càng phát huy tác dụng cao. Tuy nhiên, nó còn bị ràng buộc bởi tính phù hợp và tính logic trong ngôn ngữ học. Bạn có từng phải gặp khó khăn khi gõ tên miền của một trang web? Tất nhiên là có và thậm chí là thường hay bị sai lỗi chính tả nữa.
- Một vài điển hình của tên ngắn gọn: Tide, Nike, Rolex, Gap, MTV, Tata, Kinh Đô, Trung Nguyên…Một số tên dài như: Morgan Stanley, PricewaterhouseCoopers, Bausch & Lomb, …
2. Đơn giản
- Yếu tố đơn giản cũng gần nghĩa với ngắn gọn. Tuy nhiên, một điểm khác ở đây là các chuyên gia muốn nhấn mạnh đến việc sử dụng các ký tự trong bảng chữ cái Latin. Bởi ngày nay thế giới không còn ranh giới trong việc truyền tải và kiểm soát thông tin. Việc phát triển mạng Internet càng làm cho mọi người gần nhau hơn và sự hiểu biết theo đó cũng phát triển phong phú hơn. Chính vì vậy mà việc sử dụng bảng chữ cái Latin càng trở nên phổ biến hơn. Cũng theo ý kiến các chuyên gia, tên của những thương hiệu mang tính đơn giản bao gồm khoảng sáu ký tự trở lại.
Một vài ví dụ nhãn hiệu có tên đơn giản như: Việt Tiến, Nissan, Toyota, IBM, Coca-Cola… Một vài cái tên khá phức tạp như: Mississippi, Heineken, Boeringer Ingelheim…
3. Gợi nhớ
- Đôi khi một cái tên chung chung làm người ta khó hình dung về sản phẩm, dịch vụ hay chức năng chính của công ty. Một vài thương hiệu thành công cũng một phần nhờ tên của nó tạo sự gợi nhớ đến sản phẩm ngay. Tuy nhiên, để làm được việc này thành công thì chúng ta cũng cần biết kết hợp hai yếu tố ngắn gọn và đơn giản, mục tiêu là sao cho đơn giản, ngắn gọn và dễ nhớ.
- Một vài tên điển hình như: Sài gòn Tourist, Vinamilk, PlayStation, StarMovie, Fashion TV…
4. Độc đáo
- Tính độc đáo của thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào sự sáng tạo của ngay chính bản thân chủ sở hữu thương hiệu đó. Giả sử như nhãn hiệu Sony được biến tấu từ tính từ “sonic” trong tiếng Anh nghĩa là “âm thanh”, hàm ý muốn nói Sony như là một chuyên gia về sản xuất thiết bị nghe nhìn. Hay như nhãn hiệu Lexus là từ ghép của “luxury” và “elegance”, nghĩa là “sang trọng” và “lịch lãm”, và kết quả thực tế Lexus là dòng xe cao cấp, sang trọng bậc nhất của Toyota… Với bí quyết “độc đáo” này, các chuyên gia vẫn khuyên chúng ta tuân thủ theo các bí quyết trước để thành công như đơn giản, ngắn gọn và cũng dễ phát âm nữa.
- Một vài ví dụ điển hình như: Hoàng Anh Gia Lai, Lexus, Xerox, Sony, Kodak…
5. Láy âm
- Chúng ta thường hay để ý thấy rằng, những đứa trẻ tập nói thường phát âm một từ hay chữ nào đều theo hướng đơn giản nhất mà não bộ non trẻ có thể thực hiện. Từ đó mới thấy rằng, sự nhận biết dễ nhất, rõ nhất một từ ngữ nào đó là bằng âm thanh của nó chứ không phải là từ hình dáng của từ ngữ đó. Ứng dụng khám phá này, các chuyên gia thương hiệu cũng khuyên chúng ta thiết kế thương hiệu sao cho về mặt ngữ âm nó tạo sự thuận tiện cho người ta dễ đọc, dễ phát âm và dễ nhớ nữa.
- Một vài thương hiệu điển hình như: BlackBerry, Coca-Cola, Johnson & Johnson, M&M…
6. Đọc được
- Một trong những phương thức làm marketing hiệu quả là phương pháp “truyền miệng”. Thông thường, một nhãn hiệu nào đó được nhiều người biết đến, nhắc đến là do người quen, bạn bè, gia đình truyền miệng cho nhau. Bởi vậy, yếu tố “đọc được” hay dễ đọc của một thương hiệu nào đó có một hiệu ứng rất đặc biệt.
- Một vài thương hiệu điển hình như: Polo, iPod, Subway, Tiger, Samsung… Một vài thương hiệu khó đọc như: Volswagen AG, Maersk…
7. Đánh vần được
- Đôi khi một thương hiệu dễ phát âm, dễ đọc được nhưng chưa chắc dễ đánh vần được. Các chuyên gia về marketing và thương hiệu khuyên chúng ta không nên sử dụng con số, chữ in hoa hay kết hợp vừa in hoa vừa chữ in thường trong một thương hiệu, hoặc có chèn ký hiệu biểu tượng gì đó vào tên thương hiệu… sẽ làm cho nó thêm rắc rối và khó đánh vần. Đặc biệt là trong thời buổi của Internet, bạn sẽ rất vất vả khi gõ một tên miền có chứa những yếu tố nêu trên. Đó là chưa nói đến việc người ta gởi bưu phẩm hay viết tên thương hiệu đó sao cho đúng và không gây nhầm lẫn hay buồn cười.
- Một vài thương hiệu với sự khó khăn khi viết hay đánh vần như: Huyndai, Daewoo, Boeringer Ingelheim, PricewaterhouseCoopers, Mitsubishi… Một vài thương hiệu dễ đánh vần như: Sony, Poca, BeBe, Spy…
8. Gây sốc
- Rất nhiều trường hợp tên các thương hiệu hay nhãn hàng gây sốc, gây ấn tượng để người ta dễ nhớ, dễ liên tưởng đến. Tuy nhiên, khi đặt tên thương hiệu bạn cũng cần để ý đến ý nghĩa của từ nhằm tránh rắc rối, phiền toái khi xuất ra thị trường thế giới đa văn hóa, đa ngôn ngữ. Ví dụ như trường hợp hãng thời trang FCUK (French Connection United Kingdom), khi mới ra thị trường đã tạo dấu ấn không mấy tốt vì nó cũng na ná giống với một từ tục tĩu trong tiếng Anh. Tuy nhiên, trường hợp này khá đặc biệt để người ta nhớ
đang được dịch, vui lòng đợi..