THKXB không điều trị bị giảm số lượng tế bào sinh tinh, chậm trưởng thành hoặc có khiếm khuyết của tế bào sinh tinh, giảm số lượng tế bào Leydig, các ống sinh tinh hạn chế, tế bào Sertoli chưa trưởng thành, canxi hóa vi thể, thường biểu hiện rõ nét sau 2 tuổi. Hậu quả vô sinh, tác giả Nguyễn Hữu Thanh (2013) nghiên cứu 144 bệnh nhân trên 18 tuổi, kết quả THKXB 2 bên: 100% không có tinh trùng. Bệnh nhân THKXB 1 bên: 49,1% có mật độ tinh trùng bình thường. THKXB sau dậy thì mới điều trị đều bị thoái hóa xơ teo, giảm khả năng sinh tinh mà không phụ thuộc vị trí tinh hoàn ở cao hay thấp. Biến đổi gây ung thư hóa: Các tác giả thấy tỷ lệ ác tính hóa ở những tinh hoàn mổ hạ xuống bìu trước 13 tuổi cao hơn người bình thường 2,23 lần, trong khi đó nhóm mổ sau 13 tuổi có tỷ lệ ung thư hóa cao hơn bình thường 5,4 lần. THKXB còn dễ bị sang chấn, tổn thương tâm lý bệnh nhân sau này.
đang được dịch, vui lòng đợi..