Chính sách phân biệt giá, đó là chính sách xây dựng và đưa ra những mức giá khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm khi bán cho các đối tượng khách hàng khác nhau, cho các khu vực thị trường khác nhau, khách hàng mua với số lượng hàng hóa khác nhau hoặc trong những thời điểm khác nhau. Với chính sách này doanh nghiệp sẽ làm thỏa mãn được nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầu khác nhau, có điều kiện tài chính khác nhau, tạo nên sự linh hoạt về giá nhằm hấp dẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp khi sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao hơn, hoặc phải vận chuyển sản phẩm đến nhiều địa điểm khác nhau.Tóm lại, việc nghiên cứu và vận dụng chính sách để xây dựng giá bán sản phẩm là một vấn đề hết sức phức tạp, nó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải luôn linh hoạt và sáng tạo bởi vì giá cả sản phẩm không chỉ vào được quyết định bởi giá trị hàng hóa mà nó còn phụ thuộc số lượng và khả năng thanh toán của khách hàng và nhiều yếu tố khác. Do vậy để mỗi doanh nghiệp có thể vận dụng thắng lợi chiến lược giá cả trong cạnh tranh chúng ta cần lưu ý một số vấn đề như sau.+ Việc xây dựng giá bán sản phẩm chỉ là một yếu tố trong chiến lược tổng hợp nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận và đảm bảo nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp nên không nhất thiết phải giảm giá hoặc tăng giá trong những trưòng hợp thị trường có biến động.+ Việc xây dựng giá bán sản phẩm phải gắn liền với chính sách chiếm lĩnh thị trường, chiếm giữ thị phần, mà phải coi việc chiếm giữ thị phần là mục tiêu chiến lược và nhiệm vụ xây dựng giá bán sản phẩm phải nhằm đạt được mục tiêu này.+ Việc xây dựng giá bán sản phẩm phải gắn liền với chiến lược cắt giảm chi phí, mặc dù việc xây dựng giá bán sản phẩm dựa trên nhiều căn cứ khác nhau song chi phí vẫn là một yếu tố rất quan trọng để xây dựng giá bán sản phẩm cho phù hợp.+ Việc xây dựng giá bán sản phẩm phải dựa trên chiến lược cạnh tranh, vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm thích đáng đến sự thay đổi giá và chính sách giá của các đối thủ cạnh tranh.+ Chiến lược xây dựng giá bán sản phẩm phải gắn liền với phân khúc thị trường để có thể áp dụng một cách linh hoạt những chính sách giá khác nhau cho phù hợp với điều kiện thực tế của thị trường.+ Trên thực tế, một số nhóm khách hàng sẵn sàng chấp nhận mua sản phẩm với giá cao để được sử dụng những sản phẩm có chất lượng cao và nhãn hiệu nổi tiếng chính vì vậy doanh nghiệp nên thực hiện chính sách định giá cao đối với những sản phẩm này để củng cố uy tín cho sản phẩm của mình, không bỏ lỡ cơ hội tăng lợi nhuận nhưng cần đảm bảo cung cấp cho người tiêu dùng đầy đủ những gì đã hứa hẹn trong sản phẩm, tạo lòng tin đối với khách hàng.+ Trong chiến lược cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống đo lường để đánh giá kết quả công tác xây dựng giá bán sản phẩm trong từng thời kỳ, từng giai đoạn. Đây là hoạt động không thể thiếu để đánh giá hiệu quả công tác xây dựng giá bán sản phẩm của doanh nghiệp, qua đó để xem xét đánh giá và đưa ra những điều chỉnh một cách linh hoạt, kịp thời, đáp ứng mọi sự biến động của thị trường. Như vậy, chiến lược giá cả là một công cụ cạnh tranh sắc bén của mỗi doanh nghiệp, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. chính vì vậy mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, xây dựng và hoạch định chiến lược về giá bán sản phẩm của mình, sao cho phù hợp với những biến động của thị trường và mục tiêu xây dựng và phát triển củadoanh nghiệp.
đang được dịch, vui lòng đợi..
