- Xuất nhập khẩu chính ngạch hay còn gọi là buôn bán chính ngạch: xuất nhập khẩu chính ngạch là một hình thức buôn bán được nhiều thương lái, doanh nghiệp lựa chọn để giao dịch và thông thương với các nước có đường biên giới sát nước ta như Trung Quốc, Lào, Cambodia… Buôn bán chính ngạch là việc các công ty, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp của nước ta lý những những hợp đồng kinh tế với các đối tác nước ngoài theo Hiệp định đã được ký kết.- Buôn bán tiểu ngạch, còn gọi là mậu dịch tiểu ngạch hoặc thương mại tiểu ngạch, là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật. - Buôn bán tiểu ngạch còn có những đặc trưng như thường (nhưng không nhất thiết) thanh toán bằng tiền mặt, không cần hợp đồng mua bán. Buôn bán tiểu ngạch không phải là buôn lậu, kinh doanh cần xin phép. Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫn phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên phòng, xuất nhập cảnh, …- Trong giai đoạn 1991-2001 buôn bán tiểu ngạch không chỉ chiếm tỉ trọng lớn mà còn đóng 1 vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hoá giữa nhân dân hai nước và cải thiện đời sống thông qua việc tạo ra công ăn việc làm mới, nâng cao mức thu nhập cho người dân vùng biên giới, giúp họ thoát khỏi tình trạng đói nghèo trước khi 2 nước bình thường hoá quan hệ. Hình thức buôn bán qua biên giới cũng rất đa dạng ký kết hợp đồng giữa các doanh nghiệp, đổi hàng trực tiếp giữa doanh nghiệp và người dân, buôn bán qua trung gian… Đối tượng tham gia bao gồm các công ty nhà nước, doanh nghiệp cổ phần và tư nhân, người dân các vùng biên giới và các tỉnh khác. - Đối với các tỉnh biên giới phía Bắc, trong mười năm qua, tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa và đổi mới của Đảng và Nhà nước và đặc biệt từ khi Chính phủ cho phép thực hiện các chính sách ưu đãi phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, các tỉnh đã nhanh chóng tiếp cận và triển khai thực hiện, thành lập ban chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cấp, từng ngành có liên quan để tổ chức thực hiện đồng bộ các chính sách ưu đãi về đầu tư, các chính sách về tài chính… đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong cả nước thờng xuyên tham gia buôn bán, đầu tư vào khu vực kinh tế cửa khẩu, thu hút hàng nghìn hộ thương nhân Trung Quốc thuê quầy hàng bán hàng tại chợ cửa khẩu Móng Cái, Tân Thanh làm cho các hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu phát triển mạnh. - Trao đổi hàng hoá qua biên giới đường bộ với Trung Quốc chiếm vị trí hết sức quan trọng trong quan hệ thương mại giữa các tỉnh biên giới phía Bắc và các tỉnh Quảng Tây - Vân Nam Trung Quốc. Chính phủ hai nước đã xây dựng hành lang kinh tế Côn Minh -Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng mở ra khả năng tốt thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại hai nước .
đang được dịch, vui lòng đợi..