Nhiều trước tác của ông được ra đời từ trong bước đường chiến trận. Điển hình như Quân trung liên vịnh tập 軍中联咏集 – một tập thơ xướng họa rất độc đáo giữa ông với Trạch Như cư sĩ Thượng Chân phủ (tức Nhữ Đình Toản). Từ cuộc tham chiến “giặc” đạo Đông Nam vào khoảng từ tháng chạp năm Canh Thân [1740] đến đầu tháng 3 năm Tân Dậu [1741], hai vị tiến sĩ tài hoa này đã cho ra đời các bài thơ họa đáp vừa rất có giá trị về văn chương nghệ thuật, lại vừa là “nét chấm phá”, là “tấm gương” phản ánh khí thế, tinh thần của quan quân trong cuộc chiến đặc biệt quan trọng đối với chính triều Lê-Trịnh Trên tổng thể, ngoại trừ phần “tiểu dẫn”, thì nội dung phản ánh của những bài thơ xướng họa giữa Nguyễn Nghiễm và Nhữ Đình Toản chủ đích vốn không miêu tả về chiến trận, mà bộc lộ nỗi lòng, tâm hồn của đấng nam nhi dấn thân vào thời cuộc, mong muốn đem tài năng tâm huyết của mình để ổn định tình hình, đem lại yên bình cho xã tắc. Qua lời thơ xướng họa, chúng ta thấy rõ những bậc danh tướng như Hy Tư công (Nguyễn Nghiễm), Thượng Chân công (Nhữ Đình Toản) không hề muốn xảy ra chiến sự, cũng chẳng phải lấy chinh phạt cốt để “lưu danh”:
đang được dịch, vui lòng đợi..
