Kết quả (Tiếng Anh) 1:1. Introduction to the nutritional PyramidInsuring for eating reasonable, balanced in terms of nutrition, help for healthy human, nutritional experts have visualizations of consumption of food per person in may, ranked by each food group pyramid-like, called "the Tower of nutrition". As such, the nutrition pyramid used to illustrate the average food nutrition experts recommend we should eat for 1 person in 1 month Kết quả (Tiếng Anh) 2:1. Overview of the nutritional Tower In order to ensure the rational diet, nutritional balance, to help human health, nutrition experts have visualization of the food consumed by a person in March, ranked by each food group pyramid like Egypt, called the "Tower of nutrition". Thus, the tower nutritious food to illustrate the average amount that nutrition experts recommend we we should eat for 1 person in 1 month• • Ở trườngTháp dinh dưỡng Tháp dinh dưỡng Giới thiệu chung về tháp dinh dưỡng Chi tiết các nhóm thực phẩm trong Tháp dinh dưỡng Giới thiệu về Tháp vận động1. Giới thiệu chung về Tháp dinh dưỡngNhằm bảo đảm cho việc ăn uống hợp lý, cân đối về mặt dinh dưỡng, giúp cho con người khỏe mạnh, các chuyên gia dinh dưỡng đã hình tượng hóa lượng thực phẩm tiêu thụ của một người trong tháng, xếp theo mỗi nhóm thực phẩm giống như hình kim tự tháp Ai Cập, gọi là “Tháp dinh dưỡng”. Như vậy, tháp dinh dưỡng dùng để minh họa lượng thực phẩm trung bình mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chúng ta nên ăn vào cho 1 người trong 1 tháng Ở bài này, chúng tôi xin giới thiệu “Tháp dinh dưỡng” dành cho người trưởng thành Việt nam (ngoài ra, trong tương lai gần, các nhà khoa học về dinh dưỡng của Việt nam còn biên soạn ra các tháp dinh dưỡng cụ thể cho các lứa tuổi khác nhau như: trẻ em 6-24 tháng tuổi; trẻ em 3-5 tuổi; trẻ em tuổi đi học, phụ nữ tuổi sinh đẻ..vv) “Tháp dinh dưỡng” dành cho người trưởng thành Việt nam chia các thực phẩm tiêu thụ trong tháng ra thành 9 ô, nằm trong 1 cái tháp có 7 tầng. Theo chiều từ trên xuống (từ đỉnh tháp xuống đến đáy tháp dinh dưỡng) thì các nhóm thực phẩm sẽ được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên ăn với số lượng khác nhau (từ ít đến nhiều) Tầng trên cùng nhỏ nhất (đỉnh của tháp): là nhóm thực phẩm mà bạn nên ăn hạn chế, vì nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe (ví dụ như muối, đường…).Càng xuống phía dưới tháp thì lượng thực phẩm tiêu thụ càng tăng lên, nhưng không phải tăng một cách vô hạn mà phải ở mức độ nhất định (ví dụ 12kg lương thực cho 1 người trong 1 tháng). Lượng thực phẩm ăn vào trung bình cho 1 người trưởng thành trong 1 tháng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như sau:Muối: ăn hạn chế, dưới 180gr/người/thángĐường: ăn ít, dưới 500gr/người/thángChất béo (dầu ăn, mỡ, bơ): ăn có mưc độ, khoảng 600gr/người/thángChất đạm: ăn vừa phải, trung bình 2,5 kg cá và thủy sản; 1,5 kg thịt; 2kg đậu phụ/người/thángQuả chín: ăn đủ, theo khả năngRau, củ: ăn đủ, trung bình 10kg/người/thángChất bột đường (gluxit): ăn đủ, trung bình 12kg/người/tháng Dưới đây là hình ảnh tháp dinh dưỡng • 2. Chi tiết các nhóm thực phẩm trong Tháp dinh dưỡn. Lạc • Hạt Lạc (Miền nam gọi là Đậu Phộng) chứa nhiều chất béo, nên được xếp vào nhóm chất béo. Người ta ép Hạt lạc để lấy Dầu lạc• Dầu lạc là một hỗn hợp glixêrít,bao gồm 80% a xít béo không no và 20% a xít béo no. Thành phần a xít béo trong dầu lạc có thể thay đổi tuỳ theo giống và điều kiện trồng trọt.• Hạt lạc còn có thể sử dụng để ăn trực tiếp, trong vỏ lụa của hạt lạc có nhiều chất dinh dưỡng có giá trị. Cần bảo quản tốt lạc để tránh mốc. Khi ăn lạc cần loại bỏ các hạt mốc vì trong hạt lạc mốc có chứa độc tố vi nấm gây ung thư gan Vừng• Hạt vừng chứa nhiều chất béo nên được xếp vào nhóm chất béo. Thành phần cơ bản của Hạt vừng là các chất béo bão hoà; các chất béo đơn; các chất muối khoáng, các axit amin và các Vitamin. Người ta ép Hạt Vừng để lấy Dầu vừng• Hạt vừng không chỉ là nguồn chất béo quan trọng, mà còn là nguồn cung cấp mangan, đồng, calci, magie, sắt, phốt pho, vitamin B1, kẽm và chất xơ. Trong Hạt vừng còn có các chất có tác dụng giảm cholesterol, chống cao huyết áp. • Nhóm Mỡ động vật, Bơ động vật (Butter) Bơ (butter) • Người ta thường làm bơ từ sữa bò, nhưng bơ cũng có thể được làm từ sữa của các loài động vật có vú khác như cừu, dê, trâu.• Bơ được dùng để quết lên bánh mì, dùng làm gia vị, cũng như dùng trong nấu nướng chẳng hạn như làm nước xốt, rán, nướng.• Bơ chứa nhiều chất béo bão hòa và cholesterol, hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo nên hạn chế lượng chất béo bão hòa ít hơn 7% tổng số calo hàng ngày, vì thế, đối với Bơ và các thức ăn có Bơ bạn chỉ nên ăn hạn chế thôi nhé.Nhóm Đạm: gồm Đạm nguồn gốc động vật và Đạm nguồn gốc thực vật• Chúng cung cấp protein để xây dựng và sửa chữa các mô cơ thể và cơ bắp của bạn, nó còn là thành phần chủ yếu của các hooc-môn và các men (enzym).• Ăn ở mức độ vừa phải một loạt các loại thực phẩm từ nhóm này, để bạn có được đủ protein để giúp bạn phát triển cao hơn và lớn hơn.• Trẻ em cần được ưu tiên các thức ăn giàu đạm vì cơ thể trẻ đang lớn lên, cần nguyên liệu để xây dựng cấu trúc cơ thểNhóm Đạm thực vật• Các loại hạt đậu, đỗ các loại là thức ăn nguồn thực vật có chứa nhiều đạm (ví dụ đỗ tương để làm ra đậu phụ hoặc sữa đậu nành). Đậu phụ • Đậu phụ thuộc nhóm Đạm thực vật.• Nên tăng cường sử dụng các sản phẩm chế biến từ Đậu phụ.• Chúng có hàm lượng đạm cao, chất lượng tốt và nhiều chất khoáng, vitamin.• Nhóm Đạm động vậtThực phẩm trong Nhóm này bao gồm tôm cua cá (thủy hải sản), thịt gia cầm và thịt gia súc, trứng, sữa các loại. Cá • Cá thuộc nhóm Đạm động vật trên tháp dinh dưỡng. Nó cung cấp nhiều protein, chất béo và một số vitamin, khoáng chất.• Cá cũng chứa ít chất béo hơn thịt và thịt gà.• Một số loài cá như cá hồi và cá ngừ rất giàu các axit béo thiết yếu, mà cơ thể bạn không thể tổng hợp.
Thịt
• Thịt thuộc nhóm Đạm động vật trên tháp dinh dưỡng.
• Là nguồn tốt cung cấp protein, một số vitamin nhóm B và các khoáng chất như sắt.
• Có nhiều loại thịt khác nhau, chẳng hạn như thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và thịt bê.
• Để có sức khoẻ nên chọn ăn thịt nạc và ít béo hơn.
• Thịt gia cầm
3. Giới thiệu chung về Tháp vận động
Tháp vận động hướng dẫn chúng ta về mức độ và tần xuất các loại hoạt động thể lực phù hợp để rèn luyện sức khỏe. Như vậy, chúng ta không chỉ cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh mà cần có cả chế độ hoạt động thể lực hợp lý. Có như thế, chúng ta mới duy trì được một tình trạng sức khỏe tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
Các tiện nghi của cuộc sống hiện đại ngày nay làm cho con người hạn chế các hoạt động thể lực. Trước kia chúng ta đi bộ hay đi xe đạp đến trường, ngày nay nhiều bạn học sinh đi xe buyt hoặc bố mẹ đưa đón đến trường bằng xe máy; trước kia chúng ta dành nhiều thời gian cho các hoạt động vui chơi ngoài trời như đá bóng, nhảy dây..., bây giờ các bạn dành nhiều thời gian hơn cho xem tivi, xem hoạt hình, trò chơi điện tử. Tất cả những nếp sinh hoạt và lối sống tĩnh tại ít hoạt động thể lực làm cho cơ thể chúng ta trì trệ, không năng động, làm việc gì liên quan đến thể lực là nhanh mệt mỏi, chưa kể đến các bệnh tật có thể kéo theo nếu chúng ta không có một lối sống năng động, lành mạnh, như: béo phì, tiểu đường, cong vẹo cột sống.
Căn cứ vào Tháp vận động này, các bạn hãy chọn cho mình một chế độ luyện tập phù hợp nhé, rất mong rằng các bạn lớn lên sẽ trở thành một con người phát triển toàn diện, không chỉ có kiến thức mà còn có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng.
Nào, còn đợi gì nữa? Chúng ta hãy bắt đầu ngay từ bây giờ để có một kế hoạch luyện tập thể lực phù hợp và thường xuyên nhé !
Dưới đây là hình ảnh Tháp dinh dưỡng, vận động
Dưới đây là hình ảnh Tháp vận động
10 Lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2020
thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020
tầm nhìn đến năm 2030
Lời khuyên số 1: Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm và đảm bảo đủ 4 nhóm: chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và muối khoáng.
Lời khuyên số 2: Phối hợp thức ăn nguồn đạm động vật và thực vật, nên ăn tôm, cua, cá và đậu đỗ.
Lời khuyên số 3: Ăn phối hợp dầu thực vật và mỡ động vật hợp lý, nên ăn vừng lạc.
Lời khuyên số 4: Nên sử dụng muối Iốt, không ăn mặn.
Lời khuyên số 5: Cần ăn rau quả hàng ngày.
Lời khuyên số 6: Đảm bảo an toàn vệ sinh trong lựa chọn, chế biến và bảo quản thực phẩm.
Lời khuyên số 7: Uống đủ nước sạch hàng ngày.
Lời khuyên số 8: Cho trẻ bú mẹ ngay sau khi sinh, bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, ăn bổ sung hợp lý và tiếp tục cho bú mẹ đến 24 tháng.
Lời khuyên số 9: Trẻ sau 6 tháng và người trưởng thành nên sử dụng sữa và các sản phẩm của sữa phù hợp với từng lứa tuổi.
Lời khuyên số 10: Tăng cường hoạt động thể lực, duy trì cân nặng
đang được dịch, vui lòng đợi..