Tại Việt Nam, theo Luật số 23/2008/QH12 của Quốc hội về Luật giao thông đường bộ, ban hành ngày 13/11/2008 thì ĐCT được định nghĩa như sau: “Đường cao tốc là đường dành cho xe cơ giới, có dải phân cách chia đường cho xe chạy hai chiều riêng biệt; không giao nhau cùng mức với một hoặc các đường khác; được bố trí đầy đủ trang thiết bị phục vụ, bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, rút ngắn thời gian hành trình và chỉ cho xe ra, vào ở những điểm nhất định”. Bên cạnh khái niệm về đường cao tốc của theo Luật số 23/2008/QH12 như trên thì theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) cho rằng:“Đường cao tốc là loại đường chuyên dùng cho ô tô chạy với đặc điểm: tách riêng hai chiều (mỗi chiều tối thiểu phải có hai làn xe); mỗi chiều đều có bố trí làn dừng xe khẩn cấp, trên đường có bố trí đầy đủ các trang thiết bị, các cơ sở phục vụ cho việc bảo đảm giao thông liên tục, an toàn, tiện nghi và chỉ cho xe ra vào ở các điểm quy định”. 2.2.2. Phân loại đường ô tô cao tốcTại Việt Nam đường ô tô cao tốc được phân loại theo loại đường ô tô cao tốc và các cấp đường ô tô cao tốc như sau:Phân theo loại đường ô tô cao tốc: Theo thiết kế nút giao được phân thành 2 loại: đường cao tốc loại A (Freeway): phải bố trí nút giao khác mức ở tất cả các ra, vào đường cao tốc, ở mọi chỗ đường cao tốc nút giao với đường sắt, đường ống và các loại đường khác (kể cả đường dân sinh) và đường cao tốc loại B (Expressway): cho phép bố trí nút giao bằng ở một số chỗ nói trên
Phân theo cấp đường ô tô cao tốc: Theo tốc độ tính toán, đường ô tô cao tốc được phân làm bốn cấp: Cấp 60 có tốc độ tính toán là 60km/h; Cấp 80 có tốc độ tính toán là 80km/h; Cấp l00 có tốc độ tính toán là l00km/h và Cấp 120 có tốc độ tính toán là 120km/h.
2.2.3. Vai trò và chức năng của đường ô tô cao tốc
2.2.3.1. Vai trò của đường ô tô cao tốc
Vai trò của hệ thống giao thông nói chung và của đường ô tô cao tốc nói riêng đối với sự phát triển của một quốc gia, từ góc độ kinh tế đến góc độ xã hội có thể nói là rất rõ ràng và tất yếu. Là một bộ phận quan trọng của yếu tố nội sinh cơ sở hạ tầng, vai trò của đường cao tốc không chỉ là việc phát triển kinh tế, giảm chi phí giao thông, tiết kiệm thời gian, hay xa hơn là xóa dần sự khác biết giữa các vùng miền, cân bằng sự chênh lệch giá cả giữa các vùng miền… mà còn có các giá trị xã hội, an sinh xã hội quan trọng như góp phần nâng cao dân trí, tạo công ăn việc làm và nhất là giảm tình trạng tai nạn giao thông ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Để có cái nhìn tổng thể hơn về vai trò của đường cao tốc, tác giả xin giới thiệu hai dự án đường ô tô cao tốc đã đi vào khai thác như là một điển chứng cho thấy thực tiễn của những vai trò này.
Thứ nhất, ĐCT TP. HCM-TL (là một phần trong dự án đường cao tốc TP. HCM-Cần Thơ) sẽ nối liền hai khu vực kinh tế quan trọng của nước ta là khu kinh tế trọng điểm phía Nam với trung tâm là TP. HCM và đồng bằng sông Cửu Long với trung tâm là thành phố Cần Thơ, vì vậy, dự án này có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự giao lưu và hỗ trợ phát triển kinh tế giữa hai khu vực và giữa các tỉnh trên khu vực với nhau. Nhờ có tuyến ĐCT này mà toàn bộ vùng ĐBSCL được gắn kết chặt hơn với TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ tạo động lực quan trọng để thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế – xã hội của khu vực.
Hiện nay, giao thông vận tải đường bộ TP. HCM đến các tỉnh ĐBSCL đều thực hiện chủ yếu thông qua Quốc lộ 1A (QL1A). Trên đoạn QL1A từ TP.HCM đến Cà Mau thì đoạn TP. HCM – Cần Thơ là đoạn có lưu lượng xe lớn nhất, đặc biệt là đoạn TP. HCM – Trung Lương, Mỹ Thuận. Lưu lượng xe trên đoạn này lớn không chỉ do nhu cầu trao đổi hàng hóa, đi lại mà là một phần còn do tính độc tuyến hiện nay của Quốc lộ 1A. Tổng số làn xe yêu cầu cho từng đoạn tuyến từ 4 làn đến 8 làn cho thời kỳ năm 2015 theo tính toán, dự trù nêu ở trên là chính xác. Điều này cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của tuyến ĐCT TP. HCM-TL.
ĐCT TP. HCM-TL cùng với QL1, tuyến N2, N1 các tuyến quốc lộ 30, 53, 54, 60, 62, 80, 91 tạo thành khung cơ bản của mạng lưới giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) để trên cơ sở đó tiếp tục hoàn thiện, phát triển mạng lưới giao thông trên toàn khu vực. Nhờ xây dựng tuyến mới tình trạng độc quyền hiện nay từ TP. HCM đi các tỉnh ĐBSCL sẽ được khắc phục, nó góp phần nâng cao được khả năng về an ninh quốc phòng của khu vực phía nam.
2.2.3.2. Chức năng của đường ô tô cao tốc
Giao thông là một trong những yếu tố quan trọng của cơ sở hạ tầng – nền tảng của sự phát triển và của sự gia tăng các giá trị. Nói một cách tổng quan, giao thông đóng vai trò quan trọng không chỉ phát triển kinh tế, mà cả các vấn đề phát triển xã hội, đảm bảo chính trị, an ninh, quốc phòng. Hệ thống giao thông có tốt thì hàng hoá mới có thể chu chuyển nhanh, với chi phí giảm, làm nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, phát triển vùng và giao lưu giữa các vùng mới dễ dàng diễn ra, hiện đại hoá, văn minh đô thị mới có thể dễ dàng đến với vùng sâu vùng xa.
2.2.4. Khía cạnh đánh giá lợi ích kinh tế xã hội của đường cao tốc
Lợi ích của dự án giao thông nói chung, dự án cao tốc ở Việt Nam nói riêng và đặc biệt là ĐCT TP. HCM-TL có thể nói là hiển nhiên. Những lợi ích này bao gồm lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội – hai yếu tố hòa trộn với nhau mà không phải bao giờ sự phân định cũng được rõ ràng. Hơn nữa, các lợi ích được đánh giá không phải ở những biên độ thời gian giống nhau. Có những lợi ích có thể nhận thấy trước mắt, và những lợi ích có tính chất lâu dài. Trong sự nhìn nhận rằng dự án ĐCT TP. HCM-TL đã hoàn thành và đang đưa vào sử dụng, chương này chủ yếu phân tích những lợi ích kinh tế của tuyến ĐCT này ở góc độ khai thác, nghĩa là làm sao để tối ưu hóa nó, làm cho nó mang lại những giá trị kinh tế tối đa trong hiện trạng sử dụng hiện nay.
đang được dịch, vui lòng đợi..
