Chính sách hoán đổi, luân chuyển công việc ngày càng nhiều công ty trên thế giới áp dụng. Với chính sách này nhân sự sẽ được hoán đổi giữa các phòng ban trong cùng một công ty, giữa các thành viên, hoặc thậm chí là giữa các quốc gia với nhau.Việc luân chuyển công việc đem lại nhiều lợi ích cho công ty và người lao động. Thế nhưng, nhiều nhân viên tỏ ra khôgn mấy mặn mà với chính sách này. Nếu bạn là một trong số đó, hãy tham khảo 6 lợi ích của việc luân chuyển công việc dưới đây.1. Mở rộng mạng lưới các mối quan hệ Bằng cách chuyển từ phòng ban này sang phòng ban khác, bạn có cơ hội để xây dựng thêm nhiều mối quan hệ thú vị và những mối quan hệ này có thể giúp ích cho sự nghiệp trong tương lai của bạn.2. Học thêm nhiều kĩ năng.Khi làm việc tại một vị trí mới bạn có thể cần rất nhiều kĩ năng mới để thực hiện nhiệm vụ của mình. Chẳng hạn, nếu bạn đang làm việc ở bộ phận hành chính và được chuyển sang bộ phận Marketing, bạn sẽ phải học cách làm thế nào để tận dụng các phương tiện truyền thông, email… Để hoàn thành yêu cầu của công việc. Vai trò mới sẽ buộc bạn phải trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực mới.3. Sự khở đầu mới tuyệt vời hơn.Nếu bạn không hòa hợp với sếp và đồng nghiệp hoặc thấy nhàm chán với công việc hiện tại, sự luân chuyển là cơ hội đem đến cho bạn một sự khởi đầu mới thú vị hơn. Bạn có thể gặp được một vị sếp mới hiểu ý bạn và đưa ra cho bạn những lời khuyên quý giá để phát triển sự nghiệp. Bạn cũng có thể học được rất nhiều kinh nghiệm từ ông ấy và có thê động lực để cố gắng.4. Cơ hội thăng tiến.Nếu bạn muốn trở thành nhà quản lí, điều quan trọng phải có kinh nghiệm trong nhiều khía cạnh của một doanh nghiệp. Nếu tất cả những vai trò bạn đảm nhận đều tương tự nhau, kinh nghiệm của bạn quá hạn chế và không đáp ứng được yêu cầu của một nhà quản lí đòi hỏi nhiều kĩ năng. Luân chuyển sang một bộ phân khác là sự chuẩn bị cho bước tiến tiếp theo trong sự nghiệp. Nếu bạn từ chối cơ hội này, bạn có thể thiếu cả kinh nghiệm lẫn mạng lưới hỗ trợ khi ở vị trí cao cấp hơn.5. Tận dụng tốt hơn điểm mạnh của mình.Nếu điểm mạnh của bạn chưa được phát huy tối đa tác dụng với vị trí hiện tại, việc thử thách ở vai trò mới có thể giúp bạn thực hiện được điều đó. Những người biết tập chung vào điểm mạnh của mình sẽ đạt được nhiều hiệu quả và thành công hơn trong công việc. Sẽ rất đáng tiếc nếu bạn có khả năng lập trình tốt nhưng lại đang làm việc ở phòng nhân sự. Bạn sẽ cống hiến được nhiều hơn cho công ty nếu được phát huy đúng sở trường của mình, 6. Bảo vệ bạn khỏi những tình huống xấu.Nếu bạn đang làm việc trong một phòng ban yếu kém, hoặc có thể bị cắt giảm nhân sự…Việc luân chuyển sang bộ phận khác có thể giúp bạn chánh được những trường hợp này. Điều này đặc biệt đúng nếu bạn đang yêu thích công ty, nhưng hiểu rằng bộ phận của bạn không làm việc hiệu quả và mong muốn được làm việc trong một môi trường tích cực hơn,Thách thức Lợi ích từ việc luân chuyển nhân viên là một thực tế được chứng minh, nhưng không phải trường hợp nào cũng mang lại hiểu quả. Luân chuyển nhân viên cũng tùy bộ phận, công việc và từng người cụ thể, chứ không phải trường hợp nào áp dụng biện pháp này cũng hiều quả, Với những nhân viên thiên về kĩ thuật như kiến trúc sư, quản lí dự án…, việc luân chuyển sẽ có tác dụng ngược. Ngoài ra để có thể dễ dàng áp dụng việc hoán đổi hay luân chuyển trong công việc, thì hệ thống quản lí của công ty phải được chuẩn hóa ở một mức độ nhất định, cần những cá nhân mạnh và vai trò của cá nhân sẽ luôn tồn tại trong bất kì tổ chức nào. Thế nhưng, để tổ chức có thể hoạt động tốt và ít phụ thuộc vào vai trò của một cá nhân nào đó, tổ chức đó phải được xây dựng trên một hệ thống, phải có các quy trình, các hướng dẫn công việc để một người mới đến có thể dễ dàng gắn kết vào một tổ chức đó.
Một thách thức nữa của việc luân chuyển nhân viên là đôi khi luân chuyển nhanh quá khiến nhân việc không theo kịp yêu cầu. Có nhiều trường hợp người được luân chuyển chưa có đủ tầm, chưa đủkinh nghiệm, chưa đủ chuyên môn để có thể đảm trách công việc mới.
Vì thế, để hoạt đông của công ty tiếp tục chạy, nhiều doanh nghiệp lại phải tốn kém cho công tác đào tạo. Theo kinh nghiệm chung của nhiều doanh nghiệp, để việc luân chuyển nhân viên đạt hiệu quả tối ưu, các chuyên gia khuyên rằng: ‘’đừng bao giờ xem luân chuyển là cách hạ cấp nhân viên mà phải là cơ hội thằng cấp cho họ. Đó chính là động lực để họ hoàn thành hơn nữa công việc được giao
đang được dịch, vui lòng đợi..