2. The rites and symbols of the tea ceremony: 2.2 Tiệc trà chính: Khi bước vào phòng trà, khách ngồi tựa người trên hai gót chân, quỳ gối trên chiếu cói (tatami), chăm chú theo dõi tiến trình của buổi tiệc trà. Trong các buổi tiệc trà lớn (chaji) khách được phục vụ một bữa ăn nhẹ như soup hoặc một ít cơm và cá kho. Bữa ăn này thường kéo dài hơn một tiềng đồng hồ mặc dầu đây chỉ là phần khởi đầu của buổi tiệc trà. Những buổi tiệc trà kiểu này thường kéo dài hơn bốn tiếng đồng hồ. Trong các buổi tiệc trà nhỏ, khách thường chỉ đến để ngắm cảnh khu vườn, nói chuyện và thưởng thức một bát trà xanh trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ. Trước mỗi tiệc trà, khách được phục vụ một chiếc bánh ngọt xinh xắn có hình dạng và màu sắc tùy theo từng dịp lễ hay theo mùa, chẳng hạn như hình lá momiji (một loại lá đỏ vào mùa thu), hay hình hoa sakura (hoa anh đào vào mùa xuân). Khách thường dùng bánh ngọt bằng một cây tăm gỗ trước khi uống trà. Trong thời gian này, ngọn lửa than được chỉnh nhỏ lại và trong khi chờ nước sôi, chủ nhà hướng tất cả những người khách vào những câu chuỵện nhỏ mang tính chất nâng cao giá trị của cuộc sống tinh thần. Với một bộ dụng cụ pha trà rất đặc biệt, tinh xảo, chủ nhà biễu diễn các bước pha trà với những cử chỉ tỉ mỉ, khéo léo và nhanh nhẹn (các dụng cụ cần thiết cho việc pha trà rất đa dạng, phong phú và có thay đổi theo từng thời đại). Trước hết bột trà được cho vào bát sứ với một lượng chuẩn nhất định (khoảng nửa muỗng cà phê). Sau đó chủ nhà rót nước sôi vào từng bát một rồi dùng một dụng cụ nhỏ bằng tre (chasen) có hình dạng như cái đánh trứng, đánh nhẹ rồi mạnh dần lên cho đến khi nào trà sủi bọt. Các tiếp viên trong trang phục kimono nhẹ nhàng, cẩn thận, và cung kính mang trà đến cho từng người khách. Cách thức uống trà của khách cũng được quy định nghiêm ngặt. Trước khi uống, khách để hai tay xuống sàn nhà, cúi đầu chào mọi người, rồi cung kính nâng bát trà lên, xoay bát ba lần theo hướng kim đồng hồ, sau đó từ từ uống. Khi uống xong, khách xoay bát theo hướng ngược lại về chỗ cũ, rồi lại nhẹ nhàng đặt bát xuống. Khi tất cả đã uống xong, mọi người lại cúi mình chào nhau một cách kính cẩn rồi mới lần lượt ra về. Qua việc học trà đạo của người Nhật, chúng ta có thể nhận biết thêm một số nét đặc trưng của nền văn hóa Nhật Bản cũng như tính cách của họ. Mọi người Nhật đều được hưởng một nền giáo dục rất hoàn thiện ngay từ bậc tiểu học.. Chính vì vậy, người Nhật có một phong cách và tính cách có thể nói là khá đặc biệt, khác với những người ở các quốc gia khác. Có thể nói, trà là thức uống tham gia trong hầu hết mọi mặt cuộc sống thường ngày đến các dịp đặc biệt. Trà được sử dụng riêng biệt hoặc uống trà với bánh ngọt trong lúc nghỉ ngơi, bữa ăn phụ… dường như đã trở thành tập quán của người Việt Nam và Nhật Bản3. Ứng xử trong ẩm thựcThông thường, việc chuẩn bị bữa ăn phụ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế và điều kiện nhân lực của gia đình, nhưng hầu hết do nữ giới đảm nhận. Trước kia, trong gia đình Việt Nam và Nhật Bản truyền thống, cứ đến bữa chính trong ngày, tất cả các thành viên có mặt ở nhà cùng ăn uống, ít khi có hiện tượng “người ăn trước, kẻ ăn sau”.Cách phân chia vị trí trong bữa ăn cũng được chú trọng, song chủ yếu trong các dịp đặc biệt thuộc phạm vi cộng đồng như lễ, tết, cưới xin, tang ma. Ở các gia đình, vị trí ngồi ăn có phân biệt nhưng không quá chặt chẽ, nhưng khi có khách, vị trí trang trọng (chính giữa) thường dành cho khách. Trong một gia đình, mọi người thường ăn cùng mâm (ở Nhật Bản là bàn vuông hay hình chữ nhật thấp chân, còn ở Việt Nam ăn trên bàn cao, trên chiếu, nền nhà…) nhưng con gái và con dâu luôn là người xới cơm cho cả gia đình. Tại Việt Nam, nam nữ khi ăn có thể ngồi ghế, xếp bằng (nam giới), dịch hông sang bên (nữ giới). Ở Nhật Bản, nam giới thường ngồi xếp bằng, nữ giới ngồi quì hoặc dịch hông sang bên. Trước khi ăn, mọi người mời nhau bằng một câu mời chung chứ không mời từng người như ở Việt Nam. Trong những dịp sinh hoạt cộng đồng tại Nhật Bản, trước khi ăn mọi người cùng cúi đầu (hoặc vừa cúi đầu vừa chắp hai tay trước ngực) đồng thanh mời nhau một nhịp. Trái ngược với Việt Nam, người Nhật không để đũa lên miệng bát khi đang ăn hoặc đã ăn xong và đặt đũa xuống mâm hoặc gác đầu đũa lên dụng cụ đặt đũa (thường được làm từ gỗ, gốm, sứ, tre). Ngoài ra, người ta tránh dùng đũa để nhặt thức ăn đã trót rơi xuống sàn nhà, để đũa chạm vào thức ăn trên đĩa, bát (ngoại trừ miếng thức ăn đang gắp), cắm thẳng đứng đôi đũa trên bát cơm, hoặc dùng đũa của mình để lấy thức ăn từ đĩa, bát đựng thức ăn chung trong các dịp đặt biệt. Trong bữa cơm mời khách (ở Việt Nam và Nhật Bản), chủ nhà và khách có thể ăn nhấm nháp trước, uống rượu, còn bà chủ nhà sẽ cùng ăn sau khi chế biến xong các món ăn.Người Việt Nam thể hiện sự hiếu khách, quí mến nhau bằng cách dùng đũa của mình gắp thức ăn cho người khác trong khi người Nhật không có tập quán này. Người Việt và người Nhật rất lưu ý việc quơ đũa trên các đĩa thức ăn hoặc dùng đũa chỉ vào mặt người khác là một đi
đang được dịch, vui lòng đợi..
