Trong suốt quá trình phát triển lịch sử tộc người của mình, chữ viết của tộc người Chăm cũng đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử. Lúc đầu, tộc người Chăm vay mượn văn tự Ấn Độ cổ (chữ Sanskrit) để ghi chép và giao dịch hàng ngày. Dần dần, dựa trên hệ thống chữ viết này, người Chăm đã sáng tạo nhiều loại hình chữ viết ngày càng hoàn thiện hơn nhằm để ghi chép các sự kiện lịch sử, phục vụ nhu cầu giáo dục, truyền dạy kiến thức và văn hóa cho thế hệ sau.Mặc dù trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, ngoài các văn khắc trên các bia ký, người Chăm vẫn còn lưu giữ, tìm cách bảo quản các văn bản viết tay bằng văn tự có nguồn gốc từ Sanskrit và Arabic như là một di sản văn hóa được cha ông truyền lại từ bao đời nay. Bên cạnh đó, người Chăm cũng còn bảo lưu văn tự Hán nôm ghi chép các văn kiện liên quan đến triều Nguyễn.Trước đây, số lượng tư liệu viết bằng văn tự Chăm lưu giữ ở trong các gia đình chức sắc Chăm đều được bọc bằng vải, hoặc để trong rương làm bằng mây hoặc gỗ. Nhân tố nắng mưa ít làm tác hại. Thông dụng hơn cả là chúng được giữ trong những chiếc giỏ mây tre (aciét) treo dưới trần nhà. Những cuốn sách thông dụng được sử dụng hàng ngày như những cẩm nang được xếp ngay ngắn trên Kla tapuk (giá sách) gần danaok Po Gru (bàn thờ tổ).Trước năm 1975, văn tự Chăm chủ yếu được truyền dạy cho thế trẻ bởi các tăng lữ, tu sĩ, chức sắc hay các bô lão. Do đó, phương pháp dạy học chủ yếu theo phương pháp truyền thống. Sau năm 1975, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, văn tự Chăm được tổ chức dạy cho các em học sinh ở cấp bậc tiểu học.
đang được dịch, vui lòng đợi..