Tuổi thơ của Nick trôi qua trong ngôi trường của những đứa trẻ bình thường. Cha mẹ đã không đưa anh vào ngôi trường đặc biệt dành cho trẻ tàn tật, khiến tôi nhớ lại một cảnh tương tự trong bộ phim “forrest gump”. Mọi người luôn nghĩ rằng để những đứa trẻ bất hạnh ở chung với nhau chúng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn và dễ chăm sóc hơn, nhưng thực tế chỉ ở những năm đầu mà thôi. Khi lớn lên chúng sẽ ko thể nào vượt qua được mặc cảm mình là kẻ “khác biệt” so với những người khác và mãi mãi sống trong mặc cảm ấy. Tôi khâm phục cha mẹ Nick khi đã lựa chọn để anh phải tự đấu tranh với cuộc sống từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời.Tám tuổi, Nick cố gắng tự tử nhưng không thành. Đó là kết quả của những lần bị chỉ trỏ, bị chê cười, bị chọc phá vì ngoại hình của mình. Anh cảm thấy cô đơn và chỉ muốn tan biến khỏi cõi đời thật sớm, để thoát khỏi đau khổ.“Tôi đã làm điều gì sai ? Có lẽ tôi làm gì sai thật, nên tôi tàn tật, khác với các học sinh ở trường. Tôi thấy mình là gánh nặng cho người chung quanh và tốt nhất là nên biến đi. Tôi muốn thoát khỏi tủi nhục, muốn chết luôn khi còn bé cho rồi…”Nhưng rồi anh nhận ra rằng không ai có thể giúp được bản thân, trừ chính mình. Anh biết rằng để sống có ích và hạnh phúc, anh phải giỏi hơn nữa. Nick lao vào học tập, và những tháng ngày ở trường trung học, bạn bè nhìn anh với một ánh mắt khác, trước thành tích học tập đáng nể của Nick. Và anh có được những người bạn. “Chẳng bao lâu đám học trò nhận ra rằng tôi cũng như chúng. Chúa đã chúc lành cho tình bạn của chúng tôi.”Năm 17 tuổi, bước ngoặt lớn của cuộc đời đã xảy đến với Nick. Anh được mời đi nói chuyện về quá trình phấn đấu của bản thân. Anh đã nói rất hay và ngạc nhiên thấy rằng có thể tác động rất lớn đến người khác. Anh biết rằng mình không chỉ sống bình thường mà còn tốt hơn thế, có thể động viên tinh thần cho những người khác vượt qua nghịch cảnh cuộc đời. số người đến nghe anh nói chuyện ngày càng đông và anh trở thành một trong những diễn giả nổi tiếng nhất nước Úc. Bạn có thể xem những buổi nói chuyện của Nick và cảm động vì những gì anh nói, những thông điệp anh muốn truyền tải bằng chính cuộc đời anh.Tôi muốn nóirằng, tôi đang nằm đây, ko tay , ko chânmọi người nghĩ rằng tôi không thể đứng dậy.nhưng khôngtôi sẽ cố gắng cả trăm lần để đứng dậy.Chỉ một việc đơn giản là tự đứng dậy khi ngã xuống thôi. Nhưng với Nick, đó là cả trăm lần cố gắng. Ngã xuống, đứng lên, ngã xuống, đứng lên, ngã xuống, và đứng lên…if i fail onehundred times, if i fail n i give up, do u think I would ever get upnobut if i fail i will try againand again and again và nếu tôi thất bại cả trăm lần đó, tôi thất bại và từ bỏbạn nghĩ có bao giờ tôi sẽ đứng dậy?khôngtôi sẽ cố gắng, cố gắng và cố gắngĐơn giản chỉ là cố gắng một lần nữa. Try again, again and again. Có ích gì khi ta nằm xuống và than vãn, thay vì đứng dậy và cố gắng. Thất bại thì đã sao? Một lần, hai lần, ba lần, thậm chí cả trăm cả ngàn lần, cuộc sống sẽ thiếu đi ýnghĩa nếu không có thất bại, và thật sự kết thúc khi ta đầu hàng và không đứng dậy nữa. Nhìn Nick đứng bật dậy với chỉ một mỏm tay ở hông trái – mà cha mẹ đã gắn thêm cho anh – tôi chợt thấy xấu hổ cho chính mình. So với anh thì những khó khăn mà tôi đã gặp phải chỉ là hạt bụi, vậy mà có lúc tôi đã đầu hàng. Hãy nhìn người đàn ông đó, không tay, không chân, anh vẫn có thể đánh gôn, bơi lội, làm rất nhiều những việc khác. Hãy nhìn anh cố gắng nghe điện thoại, tôi dám chắc để thực hiện động tác tung cái ống nghe điện thoại lên vai, anh đã luyện tập không dưới một ngàn lần.
đang được dịch, vui lòng đợi..
