Hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều tỉnh thành đã áp dụng loại hình du lịch cộng đồng vào địa phương và bước đầu đã đạt được những thành công và có doanh thu ổn định như: Lào Cai, Hà Giang, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Nam.Du lịch cộng đồng ở Vĩnh Phúc hiện nay còn là một khái niệm mới mẻ đối với du khách. Thiên nhiên đã ban tặng cho Vĩnh Phúc một kho tàng các danh thắng thiên nhiên hùng vĩ như núi Sáng, thác Bay, thác Bạc, hồ Thanh Lanh, hồ Đầm Vạc, hồ Xạ Hương, núi Tam Đảo... cùng nhiều thác, hồ nổi tiếng khác. Vĩnh Phúc là địa bàn sinh sống của rất nhiều các dân tộc anh em (tiêu biểu trong đó có dân tộc Sán Dìu, Cao Lan). Mỗi dân tộc đều có những nét văn hoá đặc trưng độc đáo, được thể hiện qua các phong tục tập quán, lễ hội dân gian, các làn điệu dân ca (hát Sọong Cô - làn điệu dân ca đặc sắc của người dân tộc Sán Dìu, được lưu giữ hàng trăm năm trong kho tàng văn hóa văn nghệ dân gian ở Vĩnh Phúc), ẩm thực (với đặc sản như rau su su, cá thính, chè kho Tứ Yên, giò chả, nem chua Vĩnh Yên)... Cùng với đó là hệ thống giao thông đi lại thuận tiện. Đây chính là thế mạnh để Vĩnh Phúc phát triển loại hình du lịch cộng đồng.Hiện tại, cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ để phát triển du lịch cộng đồng tại Vĩnh Phúc còn nhiều hạn chế; chưa có một dự án du lịch cộng đồng nào được triển khai theo đúng tiêu chí. Mức độ tham gia của cộng đồng vẫn chỉ ở mức cung cấp các dịch vụ nhỏ lẻ, chưa tham gia vào quá trình tổ chức và ra quyết định, xây dựng các kế hoạch thực hiện trong du lịch cộng đồng. Việc tạo dựng các sản phẩm du lịch trọn gói, hấp dẫn khách du lịch và lập chương trình cho các tuyến, chương trình du lịch tại cộng đồng còn chưa được quan tâm thỏa đáng. Chủng loại, kiểu dáng các sản phẩm thủ công truyền thống chưa phong phú, đa dạng và chất lượng chưa cao để hấp dẫn khách du lịch. Trong khi đó các công ty du lịch lại chưa thực sự đánh giá, đầu tư nghiên cứu, tìm hiểu để nắm bắt được nhu cầu và mong muốn của khách du lịch. Hai bộ phận doanh nghiệp và cộng đồng hoạt động một cách riêng lẻ, không có sự gắn kết chặt chẽ với nhau. Cùng với đó, các cấp quản lý chưa thực sự quan tâm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng; chưa có các chính sách đãi ngộ tốt đối với các nghệ nhân làng nghề; sự mất dần các giá trị truyền thống của các cộng đồng và thay vào đó là đô thị hóa, bê tông hóa cảnh quan làng quê. Bên cạnh đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của các điểm di tích lịch sử, các làng nghề thì bị mai một dần. Thực trạng và những hạn chế này đang làm lãng phí một nguồn tài nguyên du lịch quý giá của địa phương trong khi loại hình sản phẩm du lịch của chúng ta còn nghèo nàn, đơn điệu về chủng loại. Phát triển du lịch bền vững đang là đòi hỏi của mọi quốc gia thì vấn đề khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên này có ý nghĩa rất quan trọng.
đang được dịch, vui lòng đợi..