Bước vào 2014, các định chế trên thế giới như WB, IMF… đều đưa ra những dự báo về tăng trưởng kinh tế theo hướng lạc quan hơn. Theo đà phục hồi kinh tế toàn cầu nửa cuối 2013, Eurozone sẽ được hưởng lợi nhờ vào xuất khẩu hàng hoá, từ đó giúp kinh tế tăng trưởng. Tin vui từ Ireland trong tháng 12 năm ngoái khi nước này là nước đầu tiên thoát ra khỏi khủng hoảng. Mặc dù vậy, EU cũng không thể chủ quan với nợ công … Thách thức lớn mà Eurozone phải đối diện trong cả năm là tình trạng thất nghiệp cao, nhu cầu tiêu dùng nội địa thấp, chính sách “thắt lưng buộc bụng” khiến tổng cầu suy giảm, đời sống người dân khó khăn, mức lạm phát thấp và kéo dài trong nhiều tháng. Dựa trên những đánh giá và phân tích, đầu 2014, ECB đưa ra mức dự báo tăng trưởng sẽ vào ≈1% và lạm phát ở mức 0,7% cả năm.Kinh tế Eurozone tuy có mức tăng trưởng dương trong 2 quý đầu năm song vẫn còn thấp so với dự kiến. Trong khi đó, lạm phát vẫn còn thấp hơn nhiều so với kỳ vọng, lạm phát liên tục giảm qua các tháng (đang ở mức 0,5% trong tháng 6) cho thấy việc nới lỏng CSTT chưa đem lại được hiệu quả. Tăng trưởng tín dụng yếu cũng phản ánh nhu cầu đầu tư và tiêu dùng chưa được cải thiện. Những diễn biến chính trị thế giới cũng tác động tiêu cực tới Liên minh châu Âu. Từ tháng 3, cuộc khủng hoảng chính trị tại miền Đông Ucraina ngày càng căng thẳng khiến EU lo ngại về nguồn cung khí đốt từ Nga. Tất cả những vấn đề trên khiến ECB phải có những quyết định về việc thay đổi các mức lãi suất chỉ đạo trong tháng 6.• Lãi suất tiền gửi: giảm từ 0,00% xuống -0,1%.• Lãi suất tái cấp vốn: giảm từ 0,25% xuống 0,15%.• Lãi suất cho vay: giảm từ 0,75% xuống 0,4%. Mục tiêu của ECB đối với lần thay đổi này là thúc đẩy cho vay và đầu tư sản xuất góp phần tăng trưởng cũng như tạo thêm được việc làm. Một mục tiêu khác cũng rất quan trọng là nâng tỷ lệ lạm phát. Đặc biệt của chính sách là lãi suất tiền gửi đã hạ xuống mức âm. Việc để lãi suất âm nhằm hạn chế việc gửi tiền và tăng cường đầu tư vào nền kinh tế. Cùng với đó, ECB đưa ra chương trình Tái cấp vốn dài hạn theo mục tiêu (TLTRO). Đó là chương trình mà ECB cho phép các ngân hàng vay tiền với lãi suất chỉ có 0,05%, kéo dài đến 2018. Chương trình này khuyến khích các ngân hàng cho vay các đối tượng trong nền kinh tế, giúp họ có được nguồn vốn để làm ăn và tiêu dùng (nhưng không bao gồm các khoản vay để khách hàng mua nhà). Nếu như các ngân hàng không hoàn thành được các điều kiện và số lượng khách hàng như ECB yêu cầu, họ sẽ phải hoàn trả lại khoản vay trong tháng 9/2016. Chương trình này cũng không ngoài mục đích nhằm giúp cho Eurozone có được tăng trưởng trong thời gian tới.Tình hình kinh tế Eurozone xấu đi sau khi EU cùng với Mỹ bắt đầu đưa ra các lệnh trừng phạt đối với Nga từ giữa năm, xung quanh những căng thẳng cuộc khủng hoảng Ucraina. Kinh tế Eurozone đã có sự chững lại trong quý III. Một phần nguyên nhân là bởi các biện pháp trả đũa từ Nga. Một loạt hàng hoá của EU bị cấm nhập khẩu vào Nga, khiến xuất khẩu bị ngưng trệ. Số người thất nghiệp ở một số nước đã tăng mạnh do các doanh nghiệp phải cắt giảm nhân công vì không thể tiêu thụ được hàng hoá, họ bất bình với chính sách từ EU, thậm chí trong nội bộ EU cũng có sự bất đồng ý kiến. Thêm vào đó, lạm phát lại giảm xuống mức kỷ lục (0,3%). Châu Âu có tỷ lệ lạm phát thấp dưới 1% trong nhiều tháng, khiến một viễn cảnh giống Nhật Bản về tình trạng giảm phát đang mở ra. Tín dụng do vậy cũng giảm sút. Các khoản nợ các nước vẫn sẽ tiếp tục tăng trong một vài năm tới. Trên những quan sát đó, ECB đã phải hạ mức dự báo tăng trưởng và lạm phát, còn lại là 0,9% cho tăng trưởng và 0,6% cho lạm phát cả năm. ECB cũng phải tiếp tục thay đổi các mức lãi suất đầu tháng 9 để đối phó với vấn đề trên. Lần thay đổi lãi suất này tiếp tục theo chiều hướng nới lỏng. Chính sách lần này cùng với các biện pháp hỗ trợ khác hy vọng có thể làm các chủ thể trong nền kinh tế vay vốn nhiều, tạo thêm việc làm, tăng nhu cầu chi tiêu, chặng đứng đà giảm phát. Mức thay đổi cụ thể như sau:
• Lãi suất tiền gửi: giảm từ -0,1% xuống -0,2%.
• Lãi suất tái cấp vốn: giảm từ 0,15% xuống 0,05%.
• Lãi suất cho vay: giảm từ 0,4% xuống 0,3%.
Cũng trong thời gian này, ECB đã thông báo về việc các EUROSYSTEM sẽ tiến hành chương trình mua các chứng khoán bảo đảm bằng tài sản (ABS) và trái phiếu bảo đảm trong tháng 10 từ hệ thống các ngân hàng. Chương trình này của ECB được hy vọng sẽ giúp gia tăng được hoạt động cho vay cho nền kinh tế và tăng tính thanh khoản cho HTTC, giúp khu vực vượt qua được các khó khăn hiện tại, bất chấp việc đã có những phản ứng khác nhau từ nhiều bên.
đang được dịch, vui lòng đợi..