Trời hôm nay thật ngột ngạt và nóng bức, là ngày nóng nực nhất trong các ngày mà tôi biết đến. Chẳng tài nào ngủ nổi, tôi đành leo lên bậu cửa số ngắm nhìn đường phố dưới cái nắng buổi trưa chói chang gay gắt. Dòng xe cộ nườm nượp nối đuôi nhau, toàn là xe máy và xe tải, chúng thải ra những khói xe đen sì đầu độc tất cả mọi người, cả con đường khói bụi mù mịt. Tiếng của động cơ, tiếng còi cũng như tiếng phanh xe đinh tai nhức óc góp phần gây nên ô nhiễm môi trường và ô nhiễm về tiếng ồn. Mỗi lần đi ra đường tôi đều phải thật cẩn thận chú ý, ngộ nhỡ lơ là là bị xe cán bẹp mất mạng như chơi. Tôi yêu quý làn da đen của mình nên mỗi khi ra đường đều cứ thế mà đi, còn mọi người thì khác, mỗi khi ra đường họ đều trang bị đủ loại phụ kiện tránh nắng, nào là áo chống nắng, kính râm, khẩu trang,....họ bịt kín mít từ đầu đến chân đề chống chọi với cái nắng như đổ lửa. Người ta nói rằng trái đất đang nóng dần lên, quả thật như vậy, chỉ với số lượng khí thải CO2 mà con người thải ra mỗi ngày từ hàng tỷ xe cộ dùng nguyên liệu hóa thạch như xăng dầu đã gây ô nhiễm môi trường nặng nề, ô nhiễm môi trường chính là nguyên nhân dẫn đến sự nóng dần lên của trái đất, và sự nóng lên của trái đất ảnh hưởng đến sự biến đổi khí hậu, khí hậu thật nóng bức ngột ngạt khiến con người ra đường bịt kín mít, cảm thấy mệt mỏi vô cùng. Họ thường than phiền đỗ lỗi cho thời tiết, về cái nóng bức của bầu khí quyển nhưng chính bản thân họ mới là người phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ vấn đề kể trên. Mỗi buổi chiều tà tôi thường hay ngắm cảnh hoàng hôn, hoàng hôn thật lãng mạn và mang một vẻ đẹp đầy bí ẩn, ánh sáng của hoàng hôn mang một màu tím sáng chói và diệu kì, khi nhìn nó tôi có cảm giác ấm áp và dễ chịu,cứ như là có một cái gì đó ôm ấp và che chở cho tôi, một màu tím dịu kì mang cho tôi bao cảm giác xuyến xao khó tả. Nhưng hiện nay với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã sinh ra hàng loạt các loại nhà máy phun khí thải, chất thải trực tiếp ra môi trường, khói đen bốc lên từ những ống khói của nhà máy đã gây ra bao không khí độc hại làm ô nhiễm và dơ bẩn hành tinh này. Một ngày nào đó, bầu trời sẽ bị ô nhiễm xám xịt và tôi sẽ chẳng còn cơ hội thưởng thức cảnh hoàng hôn thơ mộng và trữ tình ấy nữa, buồn ơi là sầu. Ô nhiễm ở khắp mọi nơi, trong các con hẻm nhỏ mà tôi đi qua thường ngập ngụa trong rác, vỏ chai nhựa, lon thiếc, những chất thải sinh hoạt của người dân chất đống trên mặt đường, người dân phải sống chung với rác. Nhớ lại lúc tôi còn ở thôn quê, không khí vô cùng trong lành, tôi vẫn thường ra con suối nhỏ gần nhà vui đùa, dòng suối nhỏ xanh trong có thể nhìn thấy cả những chú cá bơi lội tung tăng dưới đáy. Còn khi chuyển lên TP.HCM này, không khí đầy khói bụi, sông hồ đổi màu đặc quánh do hóa chất, những con kênh đen ngòm, đầy rác, bốc mùi hôi thối nồng nặc, không một thủy sinh vật nào có thể sống sót được trong đó, ngay cả những người dân ở gần những con kênh cũng không thể chịu nổi dòng kênh “chết”. Và cùng với việc đốt rừng, chặt phá rừng bừa bãi, tàn phá những cây xanh, phá hủy sự sống đã gây ô nhiễm môi trường trầm trọng thì sự nóng lên toàn cầu là một điều vô cùng hiển nhiên. Nhiệt độ trái đất tăng sẽ làm băng tan chảy và mực nước biển dâng cao, điều này có thể khiến nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đông dân cư, các đồng bằng lớn, nhiều đảo thấp sẽ bị chìm dưới lòng đại dương, nếu tình trạng này cứ tiếp tục thì có lẽ một ngày nào đó, TP.HCM sẽ ngập trong biển nước. Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật, nhiều loai vật có thể bị tiêu diệt, kể cả con người. Trái đất nóng lên cũng khiến cho hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế . nhiều loại bệnh tật mới sẽ xuất hiện, dịch bệnh lan tràn, sức khỏe con người bị suy giảm,.....Không biết trong số tất cả các bạn có ai đã từng nghe qua cái gọi là“Hiệu ứng cánh bướm”:“Chỉ cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas.”, ? Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km. Còn dưới góc nhìn của quan hệ nhân quả, hiệu ứng cánh bướm được diễn giải có phần giống với quan niệm “gieo nhân nào gặp quả nấy”. Một hành động của bạn dù nhỏ bé đến đâu đi chăng nữa cũng có thể gây ra những hậu quả vô cùng khủng khiếp nếu đó là hành động sai trái. Chẳng hạn như con người đã phá hủy môi trường sống, và môi trường đã nổi giận trả đũa con người bằng bao thiên tai thảm họa như lũ lụt, hạn hán, động đất, sóng thần...
. Bảy tỷ con người quả quá đông,/
Cùng nhau chia sẻ ánh chiều hồng./
Phải ăn, phải mặc, phải sung sướng,/
Trái đất đang căng sức gánh gồng!
“Ciel, em lại đang trầm tư suy nghĩ gì nữa hả”- Tiếng gọi của chị Caroline cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Vào những lúc rảnh rỗi, chị thường đến bên cạnh và tâm sự với tôi , nhưng đa số là chị nói còn tôi chỉ lắng nghe và mải mê với những suy nghĩ riêng của mình.
Chị Caroline bày tỏ thái độ bức xúc: “Công nhận con người Việt Nam sao mà vô văn hóa, không có ý thức bảo vệ môi trường chút nào hết. Hồi sáng chị thấy cặp đôi kia chạy xe trên đường, nhìn họ đều là nam thanh nữ tú, ai cũng đẹp trai đẹp gái hết vậy mà khi uống xong bịch nước lại thản nhiên quăng xuống đường.Tìm nơi nào có thùng rác, ghé vào rồi bỏ rác vô thùng một cái làm như mệt nhọc, tốn thời gian lắm không bằng. Thấy cảnh đó chị tức muốn lộn ruột. Thật đúng là một khi bên trong thối rữa thì bề ngoài càng được chăm chút kĩ càng.Nếu chị mà là người đứng đầu đất nước thì chị sẽ có những biện pháp mạnh để răn đe những con người phá hoại môi trường như họ.
Còn tôi, Nếu mà là người đứng đầu đất nước Việt Nam, là người quyền lực nhất Việt Nam.,tôi sẽ đề ra những biện pháp thiết thực để giúp cải thiện môi trường đang trên đà đi xuống. Nếu muốn mọi người nghe theo tôi giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường thì chính bản thân tôi – người đứng đầu đất nước phải là tấm gương tốt cho mọi người noi theo. Tôi sẽ giáo dục ý thức cho từng người dân bằng những thông tin tuyên truyền hữu ích mọi lúc mọi nơi về tác hại khủng khiếp của hành vi phá hoại môi trường, tôi sẽ đi đến từng khu ổ chuột trong TP.HCM, những nơi dơ bẩn nhất cùng bà con dọn dẹp rác, tận tay trồng thêm nhiều cây xanh,khuyến khích bà con mỗi người trồng một cây cảnh nhỏ xinh trong nhà vừa để trang trí, vừa giúp môi trường sạch hơn, tôi sẽ cho cải tạo lại những con kênh “chết”, sẽ cho lắp đặt camera giám sát ở mọi góc đường, chỉ cần một hành động xấu dù chỉ là vứt một mẩu giấy xuống đường sẽ bị camera thu lại và người ấy sẽ bị xử phạt mạnh tay. Tôi sẽ cùng những người có kiến thức về lĩnh vực trực tiếp tìm hiểu và điều tra những nhà máy công nghiệp, mọi hành vi thải nước bẩn chưa qua xử lý, ảnh hưởng xấu đến môi trường và mọi người xung quanh đều không được dung tha.....Chỉ cần người dân hiểu rằng chính phủ đang hết lòng bảo vệ môi trường sống, tạo điều kiện tốt nhất để mọi người sinh sống và phát triển, tất cả những gì chính phủ làm đều do dân, vì dân thì họ sẽ tự ý thức hơn trong hành vi của mình, những người lớn sẽ giáo dục lại cho trẻ em ý thức bảo vệ môi trường, giúp các em hình thành lối sống tốt ngay khi còn thơ bé. Trong nhà trường, tôi sẽ ra những chính sách mới, học phải đi đôi với hành, không thể chỉ nói lý thuyết suông thôi là được, sẽ cho các em đến những nơi cơ sở hạ tầng còn yếu kém, mức sống của người dân còn thấp, thiếu nước sạch sinh hoạt, ô nhiễm môi trường nặng nề, cho các em trải nghiệm cảm giác của những người dân phải sống chung với rác. Sau đó tôi sẽ dẫn các em đến nơi được gọi là thiên đường trần thế, một nơi trong lành, núi non sông nước phong cảnh hữu tình, thiên nhiên tươi đẹp bậc nhất thế giới. Các em sẽ chọn sống ở nơi nào? Điều đó tùy thuộc cách các em đối xử với môi trường sống, thiên nhiên xung quanh mình. Tôi cũng sẽ đề ra chính sách ”Dù mô tô hay ô tô, chỉ một là đủ”, mỗi nhà chỉ nên có nhiều nhất là một chiếc xe máy và một chiếc xe hơi, khuyến khích người dân chuyển dần sang đi bộ, đạp xe đạp, sử dụng xe bus vừa có lợi cho sức khỏe, vừa tiết kiệm tiền mua xăng dầu, lại vừa bảo vệ môi trường sống. Có thể bạn chưa biết, những quốc gia phát triển bậc nhất như Anh, Pháp, Mỹ,...đa số những người giàu có lại thích đi xe đạp, có người là giám đốc một công ty lớn, từ nhà đến nơi làm việc cách nhau rất xa, lên đến tận 12 cây số, và nhiều lúc thời tiết vô cùng khắc nhiệt, tuyết rơi dày đặc nhưng người này ngày nào cũng như ngày nào, đều đặn đạp xe đạp đến nơi làm việc bất chấp cái lạnh đến thấu xương. Tôi sẽ tìm cách để tất cả mọi người
đang được dịch, vui lòng đợi..