Lạm phátTổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nhóm G20 chiếm 90% GDP toàn cầu.Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho biết tỷ lệ lạm phát của nhóm các nước G20 tăng từ 2,5% trong tháng 4-2011 lên 2,8% trong tháng 4-2014. Trong đó, tỷ lệ lạm phát của Mỹ và Canada tăng từ 1,5% lên 2%. Tỷ lệ lạm phát của Anh tăng từ 1,6% lên 1,8%. Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản tăng mạnh từ 1,6% lên 3,4% nhưng chủ yếu do tăng thuế suất tiêu thụ. Ở Trung Quốc, do giá thực phẩm tiếp tục tăng mạnh, trong tháng 1-2004 chỉ số giá tiêu dùng cao hơn cùng kỳ năm trước 3,2% khiến cho tỉ lệ lạm phát tổng thể ở nước này tăng đến mức cao nhất trong sáu năm rưỡi qua. Lạm phát tại các nước này tăng tạo áp lực lạm phát tăng lên ở các nước khác trên thế giới. Tại Việt Nam, lạm phát năm 2014 là 4,09%/năm. Khi lạm phát cao sẽ gây áp lực gia tăng chi phí các yếu tố đầu vào như lương công nhân, chi phí phân bón, chi phí trang thiết bị, chi phí điện, nước,..., từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận của công ty.
đang được dịch, vui lòng đợi..
