Tiếp cận nghèo đa chiều ở VN1. Khái niệm:- Nghèo có nghĩa là không có đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo cũng có nghĩa sự không an toàn, không có quyền, và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn- Chuẩn nghèo là thước đo, là tiêu chí để xác định đối tượng nghèo hay không nghèo. Chuẩn nghèo dựa vào thu nhập hay chi tiêu, được qui đổi thành tiền, xuất phát từ quan niệm là để thỏa mãn các nhu cầu cơ bản tối thiểu, mỗi người cần phải có một khoản thu nhập/chi tiêu ở mức độ tối thiểu để thỏa mãn các nhu cầu đó.- NĐC: nghèo là một hiện tượng đa chiều, tình trạng nghèo cần được nhìn nhận là sự thiếu hụt/không được thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người. Do vậy, để đo lường nghèo đói theo cách tiếp cận đa chiều, cần kết hợp đồng thời nhiều chiều/chỉ số để nắm bắt được thiếu hụt về các nhu cầu cơ bản khác nhau, đồng thời cung cấp thông tin toàn diện phục vụ cho giảm nghèo, tăng cường an sinh, và phát triển xã hội.2. Vì sao cần thay đổi cách tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều?Thời gian qua, chuẩn nghèo, tỷ lệ nghèo và xác định đối tượng nghèo ở Việt Nam hoàn toàn dựa vào các tiêu chí thu nhập, trong đó chuẩn nghèo được xác định theo phương pháp “chi phí cho các nhu cầu cơ bản”. Các nhu cầu cơ bản bao gồm chi cho nhu cầu tối thiểu về lương thực/thực phẩm và chi cho những nhu cầu phi lương thực/thực phẩm thiết yếu (giáo dục, y tế, nhà ở...).Cách tiếp cận theo thu nhập này không phù hợp với tính đa chiều của nghèo đói, bởi vì: - Thứ nhất, một số nhu cầu cơ bản của con người không thể quy ra tiền (như tham gia xã hội, an ninh, vị thế xã hội, v.v...) hoặc không thể mua được bằng tiền (tiếp cận giao thông, thị trường, đường xá và các loại cơ sở hạ tầng khác, an ninh, môi trường, một số dịch vụ y tế/giáo dục công v.v...). - Thứ hai, với các hộ có có thu nhập trên chuẩn nghèo thì trong một số trường hợp thu nhập đó sẽ không được chi tiêu cho những nhu cầu tối thiểu; vì những lý do như không tiếp cận được dịch vụ tại nơi sinh sống, hoặc thay vì chi tiêu cho giáo dục hoặc y tế, thu nhập có thể bị chi cho thuốc lá, bia rượu và các mục đích khác. Đặc biệt, khi Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thấp vào năm 2010 với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa và di cư rất nhanh, phương pháp này càng bộc lộ nhiều hạn chế.- Xu hướng đo lường nghèo đa chiều đã được nhiều quốc gia trên thế giới từng bước áp dụng (khoảng 20 nước), và được UNDP, WB khuyến cáo các quốc gia nên sử dụng thay vì đo lường nghèo đơn chiều3. Việt Nam sẽ tiến tới áp dụng đo lường nghèo đa chiều như thế nào?b. Xây dựng chuẩn nghèo đa chiều dựa trên cơ sở:- Xác định mức độ các chiều thiếu hụt (tùy theo khả năng và mức độ đáp ứng ngân sách);- Xây dựng chuẩn mức sống tối thiểu, chuẩn nghèo lương thực thực phẩm (mức sống cùng cực) để phân loại đối tượng.Như vậy, người nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều sẽ được hiểu là người có thu nhập bình quân đầu người dưới mức sống tối thiểu (hoặc mức sống cùng cực) và thiếu hụt ít nhất từ X chiều trở lên.Để xác định chuẩn nghèo đa chiều, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ phối hợp với Tổng cục Thống kê, các bên liên quan tiến hành nghiên cứu, xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành.c. Xây dựng phương án, công cụ điều tra, xác định đối tượng nghèo đa chiều, công việc này do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội tập huấn, hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương thực hiện; tổng hợp kết quả điều tra, phân loại đối tượng.d. Trên cơ sở kết quả điều tra nghèo đa chiều, đề xuất chính sách giảm nghèo theo hướng:- Đối với nhóm đối tượng có thu nhập dưới mức sống tối thiểu và thiếu hụt ít nhất từ 1 chiều trở lên (giả định), sẽ áp dụng một số chính sách về an sinh xã hội như y tế, giáo dục và chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi, tạo việc làm, tạo thu nhập;- Đối với nhóm đối tượng có thu nhập dưới mức sống cùng cực và thiếu hụt từ X chiều trở lên (tập trung vào nhóm dân tộc thiểu số), ngoài các chính sách nêu trên, sẽ ban ban hành các chính sách đặc thù để trợ giúp;- Đối với nhóm đối tượng có thu nhập cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu nhưng thiếu hụt ít nhất từ 1 chiều trở lên, sẽ hỗ trợ để tiếp cận để bù đắp chiều thiếu hụt; việc hỗ trợ và mức độ tùy thuộc vào khả năng cân đối ngân sách và định hướng phổ cập để giải quyết;- Đối với nhóm đối tượng tiếp cận đầy đủ các chiều nhưng thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu (thất nghiệp tạm thời) sẽ sử dụng chính sách hỗ trợ tiếp cận thị trường để trợ giúp như bảo hiểm thất nghiệp, đào tạo lại);- Đối với nhóm đối tượng có thu nhập trên mức sống tối thiểu và tiếp cận đầy đủ các chiều, sẽ sử dụng chính sách kinh tế vĩ mô để tác động, không thuộc đối tượng giảm nghèo và an sinh xã hội.e. Xây dựng các công cụ để giám sát, đánh giá chính sách, đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ chính sách không hiệu quả.Việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều trước hết phải tạo được sự đồng thuận về nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội; cần xây dựng được lộ trình thực hiện cụ thể, đồng thời không làm xáo trộn hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành, không làm tăng ngân sách, bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả trong thực hiện tiến trình giảm nghèo thời gian tới./
đang được dịch, vui lòng đợi..