Trong quý 3/2015, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 2,35% so với 2,42% trong quý 2. Tuy nhiên, lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên vẫn có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất. Hơn 225,5 nghìn người có trình độ đại học trở lên chưa tìm được việc làm.Đây là thông tin từ lễ công bố Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam quý 3 năm 2015 diễn ra chiều ngày 24-12 do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Tổng cục Thống kê tiến hành.Bản tin cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp của người trong độ tuổi lao động tiếp tục giảm, còn 2,35% so với 2,42% trong quý 2 năm nay.Tỷ lệ thất nghiệp của cả nam và nữ đều giảm. Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở nữ là từ 2,35% xuống còn 2,27%, và nam giới từ 2,48% xuống còn 2,41%. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị và nông thôn cũng giảm, còn 3,38% và 1,86%.- Thất nghiệp còn cao do chất lượng lao động thấp, cơ cấu đào tạo không hợp lý. Hơn nữa nhu cầu việc làm ngày càng lớn với khả năng giải quyết còn rất hạn chế trong tiềm năng phát triển kinh tế, tạo mở việc làm cũng rất lớn song lại chưa được khai thác và phát huy. - Lực lượng lao động thành thị đang ngày một tăng ngoài ra do di cư từ nông thôn ra thành thị đã gây ra tỷ lệ thất nghiệp cao ở đô thị.- Không những người thất nghiệp do trình độ chuyên môn thấp không theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ. Bên cạnh đó còn có thất nghiệp trong số người được đào tạo. Mức thất nghiệp trong số những người được giáo dục liên quan tới việc thị trường điều chỉnh theo dòng người tốt nghiệp phổ thông, giáo dục mở rộng nhưng hiến khi có đủ việc làm cho họ khi ra trường. Nguyện vọng về việc làm trong những người được giáo dục không đáp ứng được. Trạng thái diễn ra ở các đô thị hiện nay là tốc độ tăng của nguồn nhân lực lớn hơn tốc độ tăng công việc làm.- – Nhân lực ở nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp do đó tràn ra đô thị kiếm việclàm và một cuộc sống dễ chịu hơn so với nông thôn. Đây là nguyên nhân thường gặp ở nhiều nước đang phát triển. Trong khi đó ở đô thị, người ta lại chú trọng nhiều đến loại doanh nghiệp công nghiệp hệ số vốn đầu tư cao nhưng thường chỉ số có chỉ số sử dụng nhân lực thấp, coi nhẹ tiểu công nghiệp, thủ công nghiệp, các hoạt động dịch vụ và tổ chức sản xuất của các hộ gia đình. ở đô thị tồn tại một khu vực, được gọi là “khu vực không kết cấu “. Đặc điểm của khu vực này :- Chứa đựng một nguồn nhân lực lao động đông đảo (bên cạnh nguồn nhân lực làm việc tại các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước hoặc liên doanh, các doanh nghiệp nước ngoài )- Có kết cấu về nghề nghiệp, về dạng hoạt động rất đa dạng, phức tạp và thường năng động trong sự chuyển đổi từ sản xuất nhỏ đến sửa chữa, buôn bán vừa và nhỏ, dịch vụ các loại. Không tạo được giá trị tổng sản phẩm và thu nhập quốc dân gì lớn mà nhiều hoạt động chỉ là hoạt động tái phân phối nhằm có thu nhập để sống (nhiều người có mức thu nhập dưới mức sống tối thiểu ). Ngoài ra, vấn đề quan trọng được đặc biệt chú ý tại đô thị là còn tồn tại nạn thất nghiệp, tỷ lệ số người này nhiều khi chiếm khá cao (12-15% các nguồn nhân lực ở đô thị ). Cơ cấu cũng biến đổi nhưng thường thanh niên chiếm đại bộ phận. Sự mất cân bằng giữa cung và cầu về các nguồn nhân lực ở đô thị là một trong nhiều nguyên nhân làm nảy sinh những vấn đề phức tạp về kinh tế, xã hội ở đô thị và cuộc sống của những người thất nghiệp.- Việc sử dụng nguồn nhân lực đô thị còn biểu hiện ra ở một dạng thất nghiệp khác gọi là “thất nghiệp trá hình “ ẩn náu trong biên chế của các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước có quá nhiều người so với yêu cầu của công việc.- Khả năng tạo ra cầu về công việc làm của doanh nghiệp lớn hiện đại để sử dụng nguần nhân lực mới tăng hàng năm ở cả nước chậm phát triển còn yếu. Đó là bức tranh chưa có gì sáng sủa tại đô thị ở nước đang phát triển.
đang được dịch, vui lòng đợi..