Trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước, nhu cầu của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, tăng chất lượng sản phẩm … để cường năng lực cạnh tranh. Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng đang được quan tâm và trở thành xu thế chung của mọi ngành công nghiệp và dịch vụ. Vì vậy cần thiết có một mô hình giúp chuyển đổi từ hình thức sản xuất truyền thống sang mô hình sản xuất sạch hơn nhưng vẫn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với triết lý sử dụng hiệu quả nguồn lực để giảm thiểu các lãng phí ảnh hưởng đến tiêu cực đến môi trường đã giúp cho chương trình sản xuất sạch hơn hình thành, phát triển nhanh và mạnh ở nhiều quốc gia, khu vực trong đó có cả Việt Nam. Để đáp ứng được nhu cầu này, hệ thống sản xuất tinh gọn - Lean manufacturing, hệ thống TPM, hệ thống TQM … ngày càng được các doanh nghiệp nghiên cứu và áp dụng. Nhưng để thực hiện được các hệ thống trên cần có một nền tảng đó là 5S. Các lợi ích mà 5S mang lại là: tăng tính kiểm soát về quy trình, kiểm soát rò rỉ, giảm các lãng phí, tăng năng suất, xây dựng môi trường thân thiện, thoải mái, an toàn từ đó làm cho công nhân viên tự hào về môi trường làm việc để sẵn sàng cống hiến cho công ty, tăng tính sáng tạo và làm việc nhóm …Từ những phân tích hiện trạng của doanh nghiệp, nghiên cứu đã chứng minh được sự cần thiết và quan trọng của 5S trong sản xuất và giảm thiểu các tác động tiêu cực của sản xuất đến với môi trường; Đề xuất một quy trình triển khai thực hiện 5S; Thực hiện triển khai chương trình 5S tại khu vực thí điểm; Định hướng cho các khu còn lại trong công ty thực hiện 5S và đã thu lại kết quả ban đầu. Cuối cùng, dựa trên những thành công mà 5S mang lại đã phát triển mô hình 5S sang mô hình sản xuất sạch hơn, trong đó 5S vừa là nền tảng vừa là công cụ cải tiến của sản xuất sạch hơn.Trong nghiên cứu này, mô hình sản xuất sạch hơn được hình thành bằng cách chuyển đổi ban 5S phát triển thành ban sản xuất sạch hơn. Chuyển đổi từ mô hình sử dụng hiệu quả nguồn lực, kiểm soát tốt quá trình, tiếp cận và quan tâm hệ thống sản xuất hằng ngày thành mô hình giải quyết, cải tiến các vấn đề phát sinh trong sản xuất theo hướng tiếp cận đến tác hại môi trường nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh tế. Sau khi chuyển đổi, đã giảm các lãng phí về nguyên vật liệu, điện, nhiệt thải và chất lỏng góp phần giảm tác động gián tiếp và trực tiếp đến môi trường.
Tuy nhiên, nghiên cứu dừng lại ở xây dựng mô hình. Mỗi công cụ trong sản xuất sạch hơn cần có những nghiên cứu chuyên sâu và phân tích kỹ lưỡng hơn để mang lại lợi ích, ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp và xã hội.
đang được dịch, vui lòng đợi..
