Dân số và môi trường là hai yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát triển của yếu tố này có mối liên hệ đến sự phát triển của yếu tố kia: Sự biến động của dân số có tác động tích cực hay tiêu cực và sự phát triển bền vững hay không bền vững của môi trường, tài nguyên cũng có tác động ngược lại ở xã hội loài người bởi cả hai mặt. Đặc biệt trong xu thế phát triển kinh tế xã hội ngày nay thì mối quan hệ trên càng được thể hiện rõ nét. Sự bùng nổ dân số:- ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: ví dụ như kẹt xe, tệ nạn xã hội, thất nghiệp,…thì sự ô nhiễm môi trường (không khí, nước,…) ngày cảng trầm trọng và là mối quan tâm của những nhà quản lý tại Thành phố Hồ Chí Minh.- Áp lực về sự gia tăng dân số biểu hiện ở các khía cạnh sau:+ Sức ép lớn tới tài nguyên thiên nhiên và môi trường trái đất do khai thác quá mức các nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu nhà ở, sản xuất lương thực, thực phẩm, sản xuất công nghiệp, v.v...+ Sự gia tăng phương tiện giao thông: khói bụi, nồng độ Co2 tăng, ảnh hưởng đến không khí, sức khỏe.Ô nhiễm môi trường ở TP. Hồ Chí Minh rất đa dạng, trong đó chủ yếu là ô nhiễm nước mặt, không khí, tiếng ồn, ánh sáng… Mỗi năm Thành phố tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng ngân sách để khắc phục nhưng cũng chỉ hạn chế được phần nào. Người dân nhiều nơi phải “sống chung” với rác thải, ô nhiễm kênh rạch, bụi bặm, tiếng ồn, ánh sáng suốt ngày đêm. Nguồn chủ yếu phát sinh từ các khu dân cư ven kênh rạch ô nhiễm nằm rải rác ở khắp các quận, huyện.Ví dụ như Số lượng mô tô, xe máy lưu hành trên phạm vi toàn quốc khoảng 37 triệu chiếc, ô tô khoảng 2 triệu chiếc, ước lượng từ năm 2005 đến nay, nguồn thải gây ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải tăng 2,5 lần. Riêng về công nghiệp, hiện cả nước có 289 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 80.000ha. Hơn một nửa số khu công nghiệp trên đã được phủ kín.Số liệu thống kê thực tế cũng cho thấy, tỷ lệ số người bị các bệnh hô hấp ở các địa phương có trình độ phát triển nhưng ô nhiễm không khí hơn, như TPHCM, Đồng Nai, Hà Nội, Hải Phòng…, cao hơn từ 4 - 5 lần so với các địa phương kém phát triển như Bắc Kạn, Điện Biên.Theo đánh giá của một chuyên gia về môi trường thì thành phố Hồ Chí Minh là một trong những thành phố được xếp tốp 10 thành phố có chất lượng không khí ô nhiễm nhất thế giới, những trang thiết bị cần thiết cho việc quan trắc chất lượng không khí gần như không có. 9 trạm quan trắc chất lượng không khí tự động đã bị hư hỏng hoàn toàn từ năm 2009 nhưng đến nay vẫn chưa được đầu tư thay mới. Số liệu quan trắc không khí của thành phố hiện đang phải dựa vào quan trắc bán tự động nên thông tin không đáng tin cậy. Đặc biệt là không dự báo được xu hướng diễn biến chất lượng không khí...Tóm lại, tôi nghĩ rằng cần có những chính sách hợp lý về dân số, giảm áp lực sự gia tăng dân số tại các thành phố lớn (ví dụ tạo công việc thu hút nguồn nhân lực tại địa phương), có cơ chế chế tài thật nghiêm khắc khi con người vi phạm về môi trường (xả rác bừa bãi,…), hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, phát triển phương tiện giao thông công cộng phù hợp (ví dụ: xe điện ngầm tại các tuyến đường chủ yếu…).
đang được dịch, vui lòng đợi..
