PP mệnh lệnh : sử dụng để điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà
nước về kinh tế. Trong các quan hệ này luôn tồn tại sự bất bình
đẳng giữa các chủ thể tham gia, chủ thể quản lý thì có quyền
đơn phương ra lệnh mang tính bắt buộc còn chủ thể bị quản lí
phải có nghĩa vụ chấp hành các mệnh lệnh đó.
PP thoả thuận : được sử dụng trong quan hệ kinh doanh giữa
các chủ thể kinh doanh với nhau. Vì các chủ thể kinh doanh có
địa vị pháp lý bình đẳng với nhau nên trong quan hệ kinh doanh,
các bên không thể ra lệnh cho nhau mà chỉ có thể cùng nhau
thoả thuận thống nhất ý chí để thiết lập và duy trì quan hệ để các
bên cùng có lợi
II.Nội dung của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp
1. Khái niệm doanh nghiệp:doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
2. Pháp luật về doanh nghiệp:là hệ thống các văn bản pháp luật
ghi nhận sự tồn tại và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường.
+ Xuất phát từ những đặc tính pháp lý và cách tổ chức hoạt
động kinh doanh của từng loại doanh nghiệp có những sự khác
nhau nên pháp luật điều chỉnh về mỗi loại hình doanh nghiệp là
khác nhau
Nhìn chung, pháp luật doanh nghiệp thường có những quy
định về:
+ Cách thức thành lập, giải thể hay tổ chức lại doanh nghiệp.
+ Cơ cấu và hệ thống tổ chức quảnlý của doanh nghiệp.
+ Một số nguyên tắc về hình thành, quản lý vốn và tài chính
doanh nghiệp.
+ Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp.
+ Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp: quy định về đặc điểm
pháp lý của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng để phân biệt các
loại hình doanh nghiệp khác nhau
.
3. Quyền cơ bản của doanh nghiệp:
+ Tự chủ kinh doanh.
+ Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tự chủ quyết các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
+ Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
+ Lựa chọn hình thức và phương thức huy động vốn.
+ Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
+ Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của doanh nghiệp....
...các quyền khác của pháp luật
4. Nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp:
+Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành theo giấy phép đã
đăng ký.
+ Nộp báo cáo tài chính trung thực, đúng theo quy định của
pháp luật.
+ Kê khai thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động theo quy định
của pháp luật.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật và an ninh trật tự, quốc
phòng, bảo vệ tài nguyên và môi trường...
Các loại hình doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp nhà nước.
đang được dịch, vui lòng đợi..
