Thực tế cho thấy nguồn kinh phí thu từ tổ chức lễ hội chủ yếu vẫn chỉ phục vụ cho việc tổ chức lễ hội, một số ít địa phương trích một phần kinh phí dành cho việc tu bổ, tôn tạo di tích - không gian thiêng để tổ chức lễ hội. Vấn đề đặt ra là từ hai lễ hội lớn của huyện đến các lễ hội nhỏ tại từng địa phương của Huyện Dong Anh chưa có nơi nào dùng kinh phí thu được từ nguồn công đức để đầu tư vào việc quy hoạch không gian lễ hội. 2.3.2.3. Quản lý di tích lịch sử văn hóa Lễ hội truyền thống đang trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội và quảng bá hình ảnh của từng địa phương. Do đó, việc tăng cường quản lý lễ hội truyền thống gắn với giữ gìn bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa, phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc là việc làm cần thiết. Trao đổi về nội dung quản lý di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Huyện trong những năm qua, bà Nguyễn Thị Hạnh - Phó phòng VH&TT đã khẳng định: “Trong 10 năm trở lại đây Phòng VH&TT đã tích cực chỉ đạo việc đầu tư, tu bổ, tôn tạo di tích, bởi di tích chính là không gian tổ chức lễ hội, là nơi thờ nhân vật được tưởng niệm trong lễ hội nên cần thực hiện công tác bảo vệ, tôn tạo, đầu tư chống xuống cấp cho di tích, đảm bảo mọi điều kiện tốt nhất để lễ hội hàng năm được tổ chức trang trọng, thành kính. Công tác bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp di tích luôn được đầu tư, quan tâm. Các di tích khi tu bổ thực hiện đúng Quyết định số 05/2003/QĐ-BVHTT ngày 6/2/2003 của Bộ VHTT về ban hành quy chế bảo quản tu bổ và phục hồi di tích lịch sử văn hoá danh lam thắng cảnh. Thực hiện phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, một số di tích được nhà nước hỗ trợ kinh phí tu sửa một phần, nhân dân đóng góp gấp 3 lần thậm chí gấp 5 lần để hoàn thiện phần tu bổ nâng cấp cho di tích. Từ 2001 đến 2014 đã có 226 di tích được đầu tư tu bổ với tổng kinh phí là 245 tỷ 629 triệu đồng trong đó vốn ngân sách và nguồn đấu giá đất kẹt được sử dụng là 105 tỷ 74 triệu đồng, vốn huy động xã hội hoá là 139 tỷ 882 triệu đồng”.Di tích lịch sử văn hoá trải qua nhiều biến thiên của lịch sử, của thiên nhiên nên việc xuống cấp là điều khó tránh khỏi, trong đó bộ phận xuống cấp nghiêm trọng nhất là hệ thống hoành, dui, cột chống, các mảng chạm, điêu khắc... bởi vậy, việc quan tâm đầu tư, tu bổ, nâng cấp di tích là việc làm đáng khích lệ, được thực hiện nghiêm theo đúng qui trình và có sự vào cuộc tích cực, đồng thuận của cả chính quyền và cộng đồng dân cư.2.3.3. Quản lý dịch vụ, môi trường, an ninh trật tự 2.3.3.1. Quản lý các hoạt động dịch vụ Việc quản lý các hoạt động dịch vụ phục vụ lễ hội tại các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Dong Anh luôn được quan tâm chỉ đạo sát sao. 2.3.3.2. Quản lý vệ sinh môi trường Để đảm bảo thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường tại các lễ hội truyền thống, UBND huyện Dong Anh đã giao cho Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Dong Anh chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp cùng UBND các xã nhằm đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi các lễ hội truyền thống diễn ra. Hầu hết các lễ hội truyền thống tại các thôn làng thì công tác đảm bảo vệ sinh môi trường được tiểu ban quản lý di tích giao cho tổ thu gom rác thải của từng thôn, gồm khoảng từ 2 đến 3 người chịu trách nhiệm dọn dẹp vệ sinh môi trường, thu gom rác thải trước, trong và sau khi lễ hội diễn ra. Mặc dù BTC lễ hội thường xuyên thông báo trên hệ thống truyền thanh nhắc nhở người dân tham dự hội phải giữ gìn vệ sinh môi trường, không xả rác bừa bãi nhưng do những lễ hội truyền thống này diễn ra trong không gian của từng thôn làng, du khách thập phương đến dự hội hạn chế nên hầu hết ở các lễ hội này không bố trí các thùng rác công cộng, nếu có cũng rất ít bởi vậy rác thải trong khu vực lễ hội vẫn còn nhiều và đội thu gom rác thải luôn túc trực thường xuyên để thu gom và làm sạch không gian lễ hội. 2.3.3.3. Quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm
Chuẩn bị cho công tác tổ chức lễ hội, Phòng VH&TT đã có công văn đề nghị Đài truyền thanh Huyện và Phòng y tế tăng cường công tác tuyên truyền với nhiều hình thức, nội dung phong phú về an toàn thực phẩm và cách lựa chọn, sử dụng thực phẩm an toàn tại khu vực diễn ra lễ hội.
2.3.3.4. Đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự
Là một địa bàn có nhiều lễ hội diễn ra tập trung trong quý I, số lượng cư dân nhập cư chiếm tỷ lệ cao, với phương châm bảo đảm an toàn tuyệt đối về người, vật tư, tài sản của nhân dân trong lễ hội, lực lượng công an huyện luôn có kế hoạch sẵn sàng bảo vệ an ninh trật tự, an toàn giao thông tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân và du khách tham gia lễ hội.
đang được dịch, vui lòng đợi..