Kết quả đánh giá việc hiểu các thông tin về ATTP của ngư dân được trình bày ở biểu đồ hình 1. Hình 1. Tần suất tiếp cận thông tin và mức độ hiểu các thông tin về ATTPKết quả trình bày ở hình 1 cho thấy: Chỉ có 28,5% ngư dân cho rằng có thể hiểu được đầy đủ các thông tin và chủ yếu là các ngư dân tiếp cận trên 5 lần/năm (chiếm 21,5%); có đến 45,5% ngư dân tự nhận là hiểu không đầy đủ (chủ yếu ở ngư dân tiếp cận 3÷5 lần/năm (26,9%)) và 26% không hiểu nội dung các thông tin về ATTP. Điều này có thể do thời điểm phát các bản tin chưa phù hợp với thời gian đối tượng có thể tiếp cận, hình thức thông tin chưa hấp dẫn, thu hút người xem hoặc nội dung thông tin khó hiểu. Thông tin tuyên truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng chỉ mới đưa tin một chiều, chưa có phản hồi qua lại với người nghe. Trong khi đó các cán bộ của Ban quản lý cảng cá, chủ tàu, các đoàn kiểm tra là những kênh thông tin quan trọng nhưng cũng chỉ mới tập trung quan tâm vào hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát mà chưa chú trọng cách thức, nhiệm vụ truyền thông.Ngoài ra ngư dân được phỏng vấn cho rằng nguồn thông tin về ATTP mang lại hiệu quả nhất là ti vi (47,8%), đài (26,3%). Bên cạnh đó, 16% ngư dân cho biết nguồn thông tin từ Ban quản lý cảng/ Chủ tàu và các đoàn kiểm tra sẽ mang lại hiệu quả cho công tác đảm bảo ATTP hải sản sau khai thác.It is harder to train FWs because they work on fishing vessels inocean waters for long periods; when on land, they use their free timeto rest or for other personal activities. Nevertheless, these workers canplay a key role in ensuring seafood quality at the start of the productionchain, which directly affects the safety of the other steps. Thus, qualitycontrol measures (such as good handling practices and maintenanceof the seafood at proper temperatures) must be implemented atall stages that occur on the vessels.3. Kiến thức, thái độ, thực hành về ATTP hải sản3.1. Kiến thức về ATTP hải sản của ngư dânKết quả đánh giá kiến thức về ATTP hải sản của ngư dân được trình bày ở bảng 1Bảng 1. Kiến thức về ATTP hải sản của ngư dânKiến thức Điểm kiến thức về ATTP hải sản Tỷ lệ đạt yêu cầu( 50% điểm tối đa) Tối đa Điểmtrung bình Số lượng (người) Tỷ lệ(%)Thực phẩm hải sản 1 0,8 289 75,3Vệ sinh chung 5 2,8 207 53,9Sức khỏe và vệ sinh cá nhân 4 2,1 253 65,9Mối nguy vi sinh vật 5 2,0 108 28,1Mối nguy hóa chất dùng trong bảo quản hải sản 5 1,8 99 25,8Tổng hợp điểm kiến thức 20 9,5 163 42,4Kết quả trình bày ở bảng 1 cho thấy có 42,4% ngư dân có kiến thức ATTP hải sản đạt yêu cầu (có trên 50% số điểm tối đa) với điểm trung bình kiến thức về ATTP hải sản là 9,5 điểm trên 20 điểm tối đa. Trong đó tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu kiến thức về sức khỏe và vệ sinh cá nhân cao nhất (65,9%), tiếp đến tỷ lệ ngư dân đạt yêu cầu kiến thức vệ sinh chung (53,9%). Tuy nhiên, có dưới 30% ngư dân đạt yêu cầu kiến thức về mối nguy vi sinh vật (28,1%) và mối nguy hóa chất dùng trong bảo quản hải sản (25,8%).Có kiến thức tốt về ATTP hải sản sẽ giúp đưa ra quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề theo hướng hợp lý và hiệu quả nhất. Đặc biệt trong vệc đảm bảo ATTP thì kiến thức đúng giúp nhận thức đúng về những yếu tố có thể gây mất ATTP từ đó có ý thức giữ gìn ATTP tốt hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến thức về ATTP hải sản của ngư dân còn rất hạn chế. Hầu như những kiến thức về ATTP hải sản mà ngư dân có được chủ yếu là các kiến thức chung: Thế nào là thực phẩm hải sản an toàn, khi nào thì sản phẩm hải sản sẽ bị ươn hỏng, việc đảm bảo vệ sinh thiết bị/ dụng cụ sau mỗi chuyến đi biển, tác hại của việc lạm dụng hóa chất trong bảo quản hải sản,…còn kiến thức về sức khỏe cá nhân, kiến thức về mối nguy VSV lây nhiễm vào hải sản trong quá trình xử lý/ bảo quản, kiến thức về các chất không được phép sử dụng trong bảo quản (urê, Chloramphenicol, hàn the…) thì rất thấp. Kiến thức không đúng sẽ dẫn đến thái độ không đúng và hành vi không đúng [17].3.2. Thái độ của ngư dân đối với ATTP hải sảnKết quả đánh giá thái độ về ATTP hải sản của ngư dân được trình bày ở bảng 2.Bảng 2. Thái độ của ngư dân đối với ATTP hải sản Thái độ Điểm thái độ về ATTP hải sản Tỷ lệ đạt yêu cầu( 50% điểm tối đa) Tối đa Điểmtrung bình Số lượng (người) Tỷ lệ(%)Vệ sinh chung 10 4,9 206 53,6Sức khỏe và vệ sinh cá nhân 8 4,1 226 58,9Mối nguy vi sinh vật 10 4,3 181 47,1Mối nguy hóa chất dùng trong bảo quản hải sản 8 3,1 143 37,2Tổng hợp điểm thái độ 36 16,4 156 40,6Kết quả trình bày ở bảng 2 cho thấy điểm trung bình chung về thái độ ATTP hải sản của ngư dân được phỏng vấn là 16,4 điểm trên 36 điểm tối đa với 40,6% ngư dân được phỏng vấn đạt yêu cầu (có trên 50% số điểm tối đa). Trong đó, cao nhất là tỷ lệ ngư dân có thái độ đối với sức khỏe và vệ sinh cá nhân đạt yêu cầu (58,9% ngư dân) với điểm trung bình là 4,1 điểm trên 8 điểm tối đa; 53,6% ngư dân có thái độ đạt yêu cầu đối với vấn đề vệ sinh chung; 47,1% ngư dân có thái độ đạt yêu cầu đối với mối nguy vi sinh vật và chỉ có 37,2% ngư dân có thái độ đúng trong vấn đề lạm dụng hó
đang được dịch, vui lòng đợi..
