2. Phát phiếu điều tra nguyện vọng của học sinh để tìm hiểu nguyện vọng của các em đối với môn học. Trong phiếu cần ghi rõ thái độ của học sinh nếu được lựa chọn vào đội tuyển môn tiếng anh để học sinh được bày tỏ thái độ và nguyện vọng cũng như những vướng mắc của bản thân về môn học .
Sau khi có kết quả khảo sát chất lượng và kết quả điều tra tâm lí, nguyện vọng của học sinh, giáo viên tiến hành lập đội tuyển và lên kế hoạch chương trình bồi dưỡng.
b.2. Kiểm tra kiến thức cơ bản và khả năng nắm kiến thức cơ bản của học sinh.
Sau khi lựa chọn được học sinh vào đội dự tuyển, giáo viên phải thực hiện việc kiểm tra này vì một yêu cầu đối với học sinh giỏi là phải nắm vững kiến thức cơ bản, cái gọi là phần nền rồi mới mở rộng phát triển dần lên trên nền móng cơ bản mà các em đã có được. Đây là biện pháp có tính phương pháp, thậm chí gần như một nguyên tắc trong bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Hình thức kiểm tra: có thể kiểm tra miệng hoặc kiểm tra viết.
* Nội dung kiểm tra : - Kiểm tra kiến thức về từ vựng, về ngữ pháp.
- Kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ thông qua 4 kỹ năng nghe – nói – đọc – viết.
- Kiểm tra khả năng nhận diện các dạng bài tập, khả năng vận dụng những kiến thức đã được học ở mức độ cao hơn của học sinh bằng việc đưa vào bài kiểm tra các câu hỏi mới nhưng xoay quanh chương trình đã học.
b.3. Cung cấp kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho học sinh.
Trên cơ sở nắm bắt khả năng nắm và tiếp nhận kiến thức cơ bản của học sinh đã kiểm tra ở trên, giáo viên tiến hành cung cấp cho học sinh những kiến thức về từ vựng và ngữ pháp từ cơ bản đến nâng cao cụ thể như sau:
1. Ngữ âm: - Giới thiệu cho Hs hệ thống ngữ âm tiếng anh.
- Giới thiệu cách phát âm một số nguyên âm thường gặp, một số phụ âm đặc biệt và một số âm câm.
- Không thể bỏ qua cách phát âm –ed ở động từ có quy tắc và cách phát âm –s ở danh từ số nhiều và động từ ngôi 3 số ít.
2. Trọng âm: Chỉ đưa những nét chính ngắn gọn, dễ nhớ. (Kiểm tra lại sau mỗi 2 tuần bằng bài tập.)
3. Thì: Dạy tất cả các thì cơ bản (trừ thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn và tương lai hoàn thành tiếp diễn)
4. Các cấu trúc về động từ: V-inf, to + V-inf, Ving.
5. Câu chủ động – bị động.
6. Câu trực tiếp - gián tiếp.
7. Câu hỏi đuôi- câu đồng tình.
8. Câu điều kiện (3 loại. Chú ý loại đảo ngữ.)
9. Phép so sánh.
+ So sánh ngang bằng.
+ So sánh tuyệt đối.
+ So sánh tương đối.
* Chú ý: trong phần so sánh tương đối phải dạy cho học sinh cả so sánh hơn, so sánh kém, so sánh kép và so sánh hơn về số lượng, số lần.
10. Cách hoà hợp chủ ngữ với động từ.
11. Đại từ quan hệ - Mệnh đề quan hệ - Ngữ phân từ chủ động – bị động .
12. Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích, kết quả và sự tương phản.
13. Liên từ : so, because, therefore,….
14. Ngữ động từ. (Chỉ giới thiệu những ngữ động từ thường gặp)
15. Giới từ. (Chỉ giới thiệu những giới từ trong chương trình THCS.)
16. Word-formation.(Từ vựng từ lớp 6-9)
Mỗi chuyên đề nên dạy trong thời lượng bao nhiêu là tùy thuộc vào thời gian giáo viên lên kế hoạch cho công tác bồi dưỡng. Sau mỗi một chuyên đề, giáo viên phải chuẩn bị các dạng bài tập vận dụng phù hợp với đối tượng học sinh từ dễ đến khó để nắm bắt việc hiểu bài và khả năng vận dụng của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời nếu cần.
đang được dịch, vui lòng đợi..
