Mặc dù đạt được những kết quả đáng khích lệ trong quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống, tuy nhiên công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống ở huyện Đông Anh vẫn còn những tồn tại, hạn chế đó là tại nhiều lễ hội đang đứng trước nguy cơ đơn diệu hóa, tổ chức na ná nhau làm mất đi tính đa dạng của lễ hội và gây tâm lý nhàm chán đối với người dự hội. Tại một số lễ hội do uỷ ban nhân dân cấp xã quản lý nhưng khoán trắng cho tiểu ban quản lý di tích tại thôn toàn quyền tổ chức nên công tác quản lý, tổ chức, điều hành không được chú trọng, công tác tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong sinh hoạt lễ hội, tuyên truyền ý nghĩa lịch sử của lễ hội, hướng dẫn du khách tham dự lễ hội thực hiện nội quy của lễ hội chưa đạt hiệu quả cao, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được thực hiện nghiêm túc ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả quản lý và tổ chức lễ hội. Công tác thanh tra, kiểm tra tại lễ hội chủ yếu tập trung ở việc nhắc nhở, lập biên bản cảnh cáo, số ít vụ thực hiện thu giữ, buộc tiêu hủy, ít có trường hợp được đề nghị xử lý mạnh tay hơn, nghiêm hơn nên không giải quyết được triệt để và các mùa lễ hội sau vẫn còn những vi phạm xảy ra, việc di dời các hiện vật lạ không đúng thuần phong mỹ tục của dân tộc như: Hiện tượng để tiền lẻ trên các ban thờ tại các lễ hội truyền thống với quy mô nhỏ được thực hiện nghiêm túc, triệt để, nhưng riêng 2 lễ hội lớn của Huyện thì vẫn còn do lượng khách đến dự hội đông, bộ phận phụ trách khánh tiết, công đức trong lễ hội ít không đủ bao quát và nhắc nhở người dự hội.Việc quản lý nguồn công đức thu được từ tổ chức lễ hội chỉ dừng ở việc chi cho các hoạt động quản lý và tổ chức lễ hội chỉ rất ít lễ hội sử dụng nguồn kinh phí này chi cho hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích và không có lễ hội nào sử dụng kinh phí này cho việc quy hoạch mở rộng không gian lễ hội. Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường dù có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, người thu gom rác không đủ, người dự hội đông cứ vô tư xả rác ra lòng đường và không gian tổ chức hội nên đôi khi có hiện tượng ứ đọng và rơi vãi rác thải tại lễ hội gây mất vệ sinh môi trường. Tác giả đã tìm hiểu về thực trạng công tác quản lý lễ hội ở các phương diện chính sau: bộ máy tổ chức và cơ chế quản lý lễ hội ở Đông Anh; mô hình quản lý lễ hội tại Đông Anh; các hoạt động quản lý lễ hội (trong đó tiêu biểu là: công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị lễ hội; công tác quản lý các điều kiện tổ chức lễ hội; hoạt động quản lý dịch vụ, môi trường, an ninh trật tự; công tác nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm tại lễ hội). Từ việc phân tích thực trạng, tác giả đánh giá hiệu quả công tác quản lý lễ hội với những việc làm được như: khôi phục và duy trì nhiều hình thức diễn xướng dân gian, trò chơi dân gian độc đáo; sự phân cấp quản lý rõ ràng, đồng bộ, hiệu quả trong quản lý… và nêu ra những tồn tại hạn chế như: việc bảo tồn, phát huy giá trị lễ hội thiếu sự đồng bộ, chiến lược lâu dài; các hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội chưa được thực hiện nghiêm túc, đội ngũ cán bộ quản lý lễ hội còn thiếu, yếu và không ổn định… Từ những hạn chế đó, có thể khẳng định công tác quản lý lễ hội truyền thống ở huyện Đông Anh còn nhiều bất cập.
đang được dịch, vui lòng đợi..