Nguồn: Tổng cục thống kêBiểu đồ 2.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn từ 2004 – 2014 (đơn vị %)Năm 2007 là năm Việt Nam chính thức trở thành thành viên WTO nên có nhiều cơ hội cũng như điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế, các chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế đều được hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch, năm 2008 khủng hoảng tài chính thế giới nổ ra nền kinh tế Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Ở giai đoạn này, mức tăng GDP luôn thấp hơn 7% và ngày càng đi xuống, đến năm 2012 chỉ còn 5,25%, chưa bằng hai phần ba so với mức trước khủng hoảng. Trong khi đó, trước thời điểm khủng hoảng, Việt Nam luôn được coi là một trong những điểm sáng trên bản đồ kinh tế toàn cầu với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,8 %/ năm. Tỷ lệ lạm phát thấp là một thành công lớn của chính sách tiền tệ trong việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Giai đoạn từ 2004-2013, có 4 năm lạm phát dưới 7% là 2006, 2009, 2011 và 2013, trong đó, năm 2014 có mức thấp nhất là 1.84%. Còn lại, các năm khác đều giữ mức rất cao và đỉnh điểm nhất là 19,89 % hồi năm 2008. Việc duy trì tỷ lệ lạm phát thấp trong những năm tới đây kèm theo chính sách tiền tệ năm 2014 – 2015 tập trung duy trì lãi suất thấp 8%- 10% dành cho các doanh nghiệp kèm theo với lãi suất huy động vốn liên tục giảm nhà đầu tư người dân có xu hướng đầu tư vào các hoạt động kinh tế xã hội thay vì gửi tiền nhàn rỗi vào ngân hàng. Bên cạnh đó một số điều chỉnh về thuế của doanh nghiệp như thuế thu nhập theo Thông tư 78/2014/TT-BTC giảm từ 25% – 22% hiệu lực ngày 01/01/2014 và giảm xuống 20% vào năm 2016 tạo điều kiện cho các doanh nghiệp mở rộng đầu tư hoạt động sản xuất kinh doanh.
đang được dịch, vui lòng đợi..
