* Bộ máy giúp việc: Gồm văn phòng, các phòng ban chuyên môn có chức năng tham mưa, giúp việc cho Giám đốc trong quản lý điều hành công việc phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
* Phòng Nhập khẩu: phụ trách nghiên cứu tìm hiểu thị trường nước ngoài, ký kết hợp đồng nhập khẩu và các hoạt động kinh doanh nhập khẩu khác.
* Phòng Tài chính kế toán: có nhiệm vụ cung cấp thông tin kinh tế, quản lý toàn bộ công tác tài chính-kế toán, quản lý vốn, thu hút vốn, huy động vốn, tập hợp các khoản chi phí kinh doanh, đánh giá giá thành sản phẩm qua các lần xuất nhập sản phẩm, tính toán kết quả sản xuất kinh doanh, theo dõi tăng giảm tài sản và thanh quyết toán các hợp đồng kinh tế, đồng thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước về các khoản phải nộp.
* Phòng Kinh Doanh: Có nhiệm vụ nắm bắt các biến động trên thị trường tiêu thụ, tìm kiếm khách hàng có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty, giúp doanh nghiệp tăng cường lợi nhuận và ngày càng phát triển.
Các nhân viên của phòng Kinh Doanh phải biết sử dụng máy vi tính, thành thạo nghiệp vụ kinh doanh, am hiểu thị trường về lĩnh vực mà Công ty đang kinh doanh, hiểu rõ về các đối thủ cạnh tranh trong ngành.
Bộ máy công ty được bố trí theo cơ cấu – chức năng của từng bộ phận. Đặc điểm của cơ cấu này là điều hành theo phương pháp mệnh lệnh hành chính, mọi quyết định đưa ra đến các phòng ban triển khai thực hiện. Vì Công ty là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên áp dụng và bố trí theo cơ cấu này là hợp lý, tránh được sự cồng kềnh.
Giải quyết công việc theo hệ cấp bậc cho phép phân công lao động theo tính chất công việc, tùng phòng ban phụ trách từng mảng vấn đề, đồng trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực hiện công việc chịu sự chi phối của người đứng đầu bộ phận điều này tạo được tính linh hoạt.