Những mối đe dọa đến hệ sinh thái vùng Đồng bằng sông Cửu LongĐồng bằng sông Cửu Long bao gồm 13 tỉnh, thành phố với đặc điểm tự nhiên nổi bật, ít có trên thế giới với các hệ sinh thái đất ngập nước đặc trưng, cung cấp nhiều dịch vụ hệ sinh thái quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường của khu vực và cả nước.Các hệ sinh thái nơi đây, đặc biệt là hệ sinh thái đất ngập nước với khoảng 3,9 triệu ha đã cung cấp trên 50% sản lượng lương thực, 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước và là nơi nuôi trồng, đánh bắt thủy sản lớn của nước ta. Do hoàn cảnh lịch sử, áp lực gia tăng dân số và hậu quả chiến tranh đã thúc đẩy nhanh sự suy thoái, sự xáo trộn và phá hoại các hệ sinh thái tự nhiên của vùng. Sự biến đổi các hệ sinh thái và các dịch vụ của chúng đồng thời chịu tác động của nhiều tác nhân. Đó chính là những mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp đến các hệ sinh thái của chúng. Cụ thể như sự gia tăng dân số của vùng đã gây áp lực lên nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhiều hệ sinh thái suy giảm về chất và diện tích, do việc sử dụng bất hợp lý các nguồn tài nguyên như nước, đa dạng sinh học. Các hoạt động phát triển kinh tế của Đồng bằng sông Cửu Long tuy đã tạo bước đột phá cho vùng hạ lưu sông Mê Kông, cải thiện thu nhập của cộng đồng dân cư và phục vụ nhu cầu cuộc sống cho địa phương nhưng đã và đang gây áp lực đối với chức năng của các hệ sinh thái, do việc khai thác quá mức các dịch vụ cung cấp, điều tiết và du lịch, văn hóa. Đồng thời, công tác quy hoạch còn yếu kém, tính thực thi pháp luật thấp và nguồn nhân lực cho quản lý đa dạng sinh học, đất ngập nước của vùng hạn chế, dẫn đến nhiều hoạt động khai thác quá mức, đánh bắt động vật hoang dã trái phép đã và đang đe dọa, phá hủy nơi cư trú của nhiều loài quý, hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
đang được dịch, vui lòng đợi..
