LUẬT KINH TẾI . Luật kinh tế : a. Khái niệm : Ngành luật kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức và hoạt động kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau và với các cơ quan nhà nước.b. Đối tượng điều chỉnh luật kinh tế : là các nhóm quan hệ xã hội thuộc phạm vi điều chỉnh ngành luật bao gồm ba nhóm :- Quan hệ phát sinh giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế có thẩm quyền với các chủ thể kinh doanh trong quá trình quản lí nhà nước về kinh tếLà quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế giữa các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế với các chủ thể kinh doanhĐặc điểm của nhóm quan hệ này:o Quan hệ quản lý kinh tế phát sinh và tồn tại giữa các cơ quan quản lý và các cơ quan bị quản lý (Các chủ thể kinh doanh) khi các cơ quan quản lý thực hiện chức năng quản lý của mìnho Chủ thể tham gia quan hệ này ở vào vị trí bất đẳng (Vì quan hệ này hình thành và được thực hiện dựa trên nguyên tắc quyền uy phục tùng)o Cơ sở pháp lý: Chủ yếu thông qua các văn bản pháp lý do các cơ quan quản lý có thẩm quyền ban hành.
- Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa
các chủ thể kinh doanh với nhau
• Đây là những quan hệ kinh tế thường phát sinh do thực hiện
hoạt động sản xuất, hoạt động tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện
các hoạt động dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời.
• Trong hệ thống các quan hệ kinh tế thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật kinh tế, nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ chủ yếu,
thường xuyên và phổ biến nhất.
• Đặc điểm:
o Chúng phát sinh trực tiếp trong quá trình kinh doanh nhằm
đáp ứng các nhu cầu kinh doanh của các chủ thể kinh doanh
o Chúng phát sinh trên cơ sở thống nhất ý chí của các bên
thông qua hình thức pháp lý là hợp đồng kinh tế hoặc những thoả
o Chủ thể của nhóm quan hệ này chủ yếu là các chủ thể kinh
doanh thuộc các thành phần kinh tế tham gia vào quan hệ này trên
nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
o Nhóm quan hệ này là nhóm quan hệ tài sản - quan hệ hàng
hoá- tiền tệ
- Quan hệ xã hội phát sinh trong nội bộ của các đơn vị kinh
Là các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh giữa tổng công ty, tập đoàn kinh doanh và các đơn vị thành
viên cũng như giữa các đơn vị thành viên trong nội bộ tổng công ty
hoặc tập đoàn kinh doanh đó với nhau..
Cơ sỏ pháp lý : Thông qua nội quy, quy chế, điều lệ, cam kết.
-> Phương pháp điều chỉnh : PP mệnh lệnh và PP thoả thuận.
PP mệnh lệnh : sử dụng để điều chỉnh các quan hệ quản lý nhà
nước về kinh tế. Trong các quan hệ này luôn tồn tại sự bất bình
đẳng giữa các chủ thể tham gia, chủ thể quản lý thì có quyền
đơn phương ra lệnh mang tính bắt buộc còn chủ thể bị quản lí
phải có nghĩa vụ chấp hành các mệnh lệnh đó.
PP thoả thuận : được sử dụng trong quan hệ kinh doanh giữa
các chủ thể kinh doanh với nhau. Vì các chủ thể kinh doanh có
địa vị pháp lý bình đẳng với nhau nên trong quan hệ kinh doanh,
các bên không thể ra lệnh cho nhau mà chỉ có thể cùng nhau
thoả thuận thống nhất ý chí để thiết lập và duy trì quan hệ để các
bên cùng có lợi
II.Nội dung của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp
1. Khái niệm doanh nghiệp:doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có
tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt
động kinh doanh.
2. Pháp luật về doanh nghiệp:là hệ thống các văn bản pháp luật
ghi nhận sự tồn tại và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường.
+ Xuất phát từ những đặc tính pháp lý và cách tổ chức hoạt
động kinh doanh của từng loại doanh nghiệp có những sự khác
nhau nên pháp luật điều chỉnh về mỗi loại hình doanh nghiệp là
khác nhau
Nhìn chung, pháp luật doanh nghiệp thường có những quy
định về:
+ Cách thức thành lập, giải thể hay tổ chức lại doanh nghiệp.
+ Cơ cấu và hệ thống tổ chức quảnlý của doanh nghiệp.
+ Một số nguyên tắc về hình thành, quản lý vốn và tài chính
doanh nghiệp.
+ Một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp.
+ Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp: quy định về đặc điểm
pháp lý của doanh nghiệp là căn cứ quan trọng để phân biệt các
loại hình doanh nghiệp khác nhau
3. Quyền cơ bản của doanh nghiệp:
+ Tự chủ kinh doanh.
+ Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Tự chủ quyết các công việc kinh doanh và quan hệ nội bộ.
+ Khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
+ Lựa chọn hình thức và phương thức huy động vốn.
+ Chủ động tìm kiếm thị trường và khách hàng.
+ Chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của doanh nghiệp....
...các quyền khác của pháp luật
4. Nghĩa vụ cơ bản của doanh nghiệp:
+Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành theo giấy phép đã
đăng ký.
+ Nộp báo cáo tài chính trung thực, đúng theo quy định của
pháp luật.
+ Kê khai thuế và nộp thuế theo quy định của pháp luật.
+ Đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động theo quy định
của pháp luật.
+ Tuân thủ quy định của pháp luật và an ninh trật tự, quốc
phòng, bảo vệ tài nguyên và môi trường...
Các loại hình doanh nghiệp:
+ Doanh nghiệp nhà nước.
+ Doanh nghiệp tư nhân.
+ Hợp tác xã
+ Doanh nghiệp công ty cổ phần.
+ Doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn.
+ Doanh nghiệp công ty hợp doanh.
+ Doanh nghiệp công ty liên doanh.
III. Nội dung cơ bản về hợp đồng kinh doanh thương mại:
a)Khái niệm
Trong Luật thương mại Việt Nam không có khái niệm Hợp
đồng thương mại, nhưng có thể hiểu Hợp đồng thương mại là hình
thức pháp lý của hành vi thương mại, là sự thỏa thuận giữa hai
hay nhiều bên (ít nhất một trong các bên phải là thương nhân hoặc
các chủ thể có tư cách thương nhân) nhằm xác lập, thay đổi, chấm
dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc thực hiện hoạt động
thương mại.
b)Nội dung
Nội dung của hợp đồng thương mại nói riêng và hợp đồng
nói chung là tổng hợp các điều khoản mà các bên tham gia giao kết
hợp đồng đã thỏa thuận, các điều khoản này xác định những quyền
và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên giao kết hợp đồng. Tuy
nhiên, sự khác biệt cơ bản của hợp đồng thương mại là nội dung
của hợp đồng thương mại là hoạt động thương mại. Mỗi loại hợp
đồng có những quy định nhất định về các điều khoản cơ bản. Ví
dụ : Đối với hợp đồng mua bán thì điều khoản cơ bản bao gồm đối
tượng và giá cả.
Pháp luật đề cao sự thỏa thuận giữa các bên giao kết, tuy
nhiên nội dung của hợp đồng phải tuân theo những quy định của
pháp luật hợp đồng. Loại trừ những điều khoản của pháp luật có
nội dung mang tính bắt buộc, các bên có thể thỏa thuận với nhau
những nội dung khác với nội dung quy định trong pháp luật. Điều
402 BLDS 2005 quy định “ Tùy theo từng loại hợp đồng, các bên
có thể thỏa thuận về những nội dung sau đây :
1.Đối tượng của hợp đồng là tài sản phải giao, công việc phải
làm hoặc không được làm .
2.Số lượng, chất lượng
3.Giá, phương thức thanh toán
4.Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
5.Quyền , nghĩa vụ của các bên
6.Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng
7.Phạt vi phạm hợp đồng
8.Các nội dung khác”
Tùy theo tính chất của từng loại hợp đồng các bên có thể thỏa
thuận hay không thỏa thuận tất cả các điều ghi trên. Các bên cũng
có thể bổ sung thêm vào hợp đồng những điều khoản không có quy
định nhưng các bên cảm thấy không cần thiết.
Ngoài ra, để làm rõ nội dung của hợp đồng, có sự bổ sung
bởi phụ lục hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp
đồng , nhưng nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng.
c) HÌnh thức chịu trách nhiệm
Trách nhiệm pháp lý là nghĩa vụ phải gánh chịu những tước đoạt
mang tính chất nhân thân hay tài sản tương ứng với hành vi vi
phạm pháp luật gây nên, phù hợp với chế tài của pháp luật. Trách
nhiệm pháp lý gắn liền với vi phạm - trừng phạt tước đoạt một số
quyền khác, bắt thực hiện những nghĩa vụ bổ sung. Trách nhiệm
pháp lý được thể hiện qua chế tài của quy phạm pháp luật và gắn
liền với sự cưỡng chế của nhà nước thể hiện sự phê phán của nhà
nước đối với hành vi vi phạm pháp luật và với bản thân người vi
phạm pháp luật.
d)Vi phạm, bồi thường
Theo các quy định của pháp luật hiện hành: (i) Điều 422 Bộ luật
Dân sự năm 2005 cho phép các bên trong giao dịch dân sự được
thoả thuận về mức phạt vi phạm; có thể thoả thuận vừa phải nộp
phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả
thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn
bộ thiệt hại; nếu không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì
bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm. (ii) Luật
Thương mại quy định: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp
đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả
thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ
hợp đồng bị vi phạm
đang được dịch, vui lòng đợi..