710, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho đúc quả Đại Hồng Chung để cúng cho ngôi Quốc tự. Từ đó đến nay, hơn 300 năm đã trôi qua, Đại Hồng Chung vẫn giữ được vẻ uy nghi, to đẹp trường tồn cùng ngôi chùa Thiên Mụ vượt qua mọi biến cố thời cuộcĐại hồng chung ở chùa Thiên Mụ là một tác phẩm mỹ thuật điêu khắc, hội họa và kỹ nghệ đúc đồng đặc sắc thời chúa Nguyễn. Cùng với bia và rùa đá, đại hồng chung là một trong những bảo vật của chùa Thiên Mụ và cũng là một bảo vật trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.Có thể nhận xét rằng, các motif trang trí trên đại hồng chung này thể hiện tính tổng hợp và dung hòa cả 3 luồng tư tưởng lớn của Á Đông là Phật giáo, Khổng giáo và Lão giáo. Hệ thống tư tưởng tổng hợp này đã kết hợp với tinh thần và tình cảm của dân tộc Việt Nam, rất mực nhu nhuyễn, uyển chuyển, thực tế. Tín ngưỡng, hay đúng hơn là Phật giáo Việt Nam đã không tách rời niềm tin với cuộc sống thực tế hàng ngày của nhân dân là luôn luôn cầu mong “quốc thái dân an, phong điều vũ thuận” tức là cầu mong nước nhà thái bình yên ổn, nhân dân sống hạnh phúc; cầu mong mưa thuận gió hòa để cho mùa màng được tốt; nói chung là cuộc sống được sung túc, thịnh vượng. Tất cả những hình đúc nổi, những chữ khắc chìm ở trên chuông đều biểu thị cái động, cái biến hành (le devenir) của vũ trụ, của Đạo Pháp. Rồng bò, phượng bay, cánh lá uốn lượn; ánh sáng của Phật càng ngày càng tăng độ sáng chói; bánh xe pháp luân luôn chuyển; bát quái biến dịch lưu hóa; hoa văn thủy ba luôn luôn xao gợn không lúc nào yên; mặt trời với những vầng lửa cuồn cuộn soi sáng ra xa...Nói chung, những hoa văn, những motif được trình bày ở đại hồng chung chùa Thiên Mụ đã thể hiện triết lý Việt tức là một triết lý bao dung, không phân biệt, không chấp ngã. Đại hồng chung này là nơi duy nhất của chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Phúc Chu cho khắc bốn chữ Thiên Mụ thiền tự.
đang được dịch, vui lòng đợi..
