Những thay đổi về mặt pháp lý như trên đã đáp ứng sự thay đổi của thực tiễn, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, hạn chế tác động bất lợi của hoạt động kinh doanh vàng đến CSTT, tỷ giá, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và đó cũng chính là bước tiến quan trọng trong lộ trình chống vàng hóa trong nền kinh tế. Trên cơ sở pháp lý mới ban hành, NHNN cũng đẩy nhanh việc chuyển quan hệ huy động-cho vay vàng sang quan hệ mua, bán vàng trên thị trường, đấu thầu vàng thông qua việc chỉ đạo đẩy nhanh việc tất toán số dư huy động vàng và giảm số dư cho vay vốn bằng vàng; giám sát chặt chẽ việc TCTD thực hiện lộ trình tất toán số dư cho vay vốn bằng vàng. Nhờ vậy, thị trường vàng ngày càng đi vào ổn định, tự điều tiết theo quy luật cung cầu; không còn các “cơn sốt” vàng gây bất ổn kinh tế ngay cả khi giá vàng thế giới có biến động, tình trạng “vàng hóa” từng bước được ngăn chặn, qua đó góp phần ổn định thị trường ngoại hối và kinh tế vĩ mô.Đến tháng 4/2015, các TCTD đã giảm dần số dư cho vay bằng vàng, dư nợ cho vay vàng của toàn hệ thống (giảm 90% so với ngày 30/4/2012). Điều đó đã loại bỏ toàn bộ rủi ro liên quan đến sự biến động giá vàng và chấm dứt tình trạng vàng hóa trong hệ thống TCTD.Chính sách tín dụng theo hướng tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ đắc lực chuyển dịch cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởngTrong vòng 2 năm 2010, 2011, trước hai thách thức lớn của nền kinh tế là lạm phát cao và khu vực sản xuất gặp nhiều khó khăn, NHNN đã mạnh dạn áp dụng cơ chế điều hành mới là xây dựng và công bố chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm thay cho việc các TCTD sẽ tự quyết trong giai đoạn trước. Cơ chế quản lý này đã góp phần kiểm soát mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với quản lý kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tích cực cho mục tiêu kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Đồng thời, chính sách này cũng phù hợp với năng lực của từng TCTD để vừa có thể đảm bảo an toàn của hệ thống các TCTD, vừa từng bước tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế.To be able to focus funds for these important areas, limiting capital flow into the area of the "bubble", the SBV has changed and has a new approach with regard to the credit markets. Specifically, the SBV has explicitly those areas not recommended and areas of priority to the TCTD proactive supply of capital plans accordingly. That's putting the field of real estate and consumer loans out of the category of the Group field is not recommended. This creates an important basis to property market recovery, the "buoy relief" for enterprises active in the production sector related to real estate and revived the Bank's capital to flow back into the area.Ngoài ra, NHNN cũng định hướng các TCTD xây dựng chính sách phải hướng tới khách hàng của mình nhiều hơn, phải có các chính sách tín dụng mang tính tổng thể, phù hợp với từng lĩnh vực ngành nghề sản xuất. Chính vì thế, giai đoạn vừa qua đã chứng kiến sự ra đời của nhiều chính sách tín dụng mang tính đặc thù, như “gói” tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ; chính sách tín dụng đặc thù đối với các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ lực của nền kinh tế hoặc có liên quan đến đời sống của người dân (chương trình cho vay tạm trữ lúa gạo, chương trình cho vay theo vụ mùa, chương trình tín dụng dành cho cá tra, tôm, cho vay tái canh cây cà phê giai đoạn 2014–2020; cho vay đóng mới và nâng cấp tàu khai thác hải sản xa bờ,…); triển khai chương trình thí điểm cho vay đối với mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp...Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất kinh doanh, NHNN đã chỉ đạo các TCTD xem xét cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất cho khách hàng, tiếp tục cho vay mới để có vốn tiếp tục sản xuất, vượt qua khó khăn. Đây là những hỗ trợ hết sức cần thiết và kịp thời để giúp doanh nghiệp giảm áp lực trả nợ và có nguồn lực tài chính cho chu kỳ sản xuất mới.Và những tác động đến nền kinh tếVới các giải pháp điều hành tiền tệ thận trọng, linh hoạt và có nhiều đổi mới sáng tạo, chính sách của NHNN đã truyền dẫn hiệu quả đến nền kinh tế. Kết quả đó được thể hiện rõ nét qua từng năm với những dấu ấn đáng ghi nhận, cụ thể:Tỷ lệ lạm phát được kiềm chế, giảm đều và hiện đang ở mức thấpTỷ lệ lạm phát sau khi tăng cao trong nửa đầu năm 2011 đã giảm xuống và diễn biến ổn định cho tới nay. Cụ thể, từ mức đỉnh 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 6,04% năm 2013 và dưới 2% giai đoạn 2014-2015. Ngoài ra, tăng trưởng cung tiền và tín dụng kể từ năm 2012 đến nay không tạo áp lực tăng lạm phát như những thời kỳ trước đó do đã được tập trung hướng vào các lĩnh vực sản xuất trọng tâm của nền kinh tế.Lãi suất nhanh chóng hạ nhiệt, hỗ trợ hợp lý cho khu vực sản xuấtTính cho đến thời điểm hiện tại, mặt bằng lãi suất cho vay trung và dài hạn bằng khoảng 47% so với cuối năm 2011 và tương đương mức lãi suất của giai đoạn 2005-2006 (giai đoạn kinh tế phát triển ổn định), góp phần hỗ trợ giảm chi phí vốn vay của doanh nghiệp và hộ dân.
đang được dịch, vui lòng đợi..
