Open date: 8/4 (lunar calendar) Time: 1 day Venue: Temple of Strawberry-Qiang, BAC Ninh, Thuan Thanh Who are worshipped: She Man Lady Legend: legend She used to get cynical award trees drifting on the river and bring about sawing carving of four statues: the French van, France French French, Electric Universe, and then set the Church in four temples, including the Temple of the Strawberry.Content: the Buddha bathing ceremony in the temple on 8 April Strawberry is the big ceremony. Dragon dance team of 12 villages and Temple Church, along the French Quarter 4 was to clean. The village Assembly, main French Weapons bearers, France, France Electricity to the village to "eat khao", afternoon bring returns. The society also has a lot of fun.The temple festival is a Festival of the Buddhist religious festival., understood only by content and concept is usually religious activities: topics, doctrine, organizational process knowledge or Catholic Memorial Ceremony, in which religious Scriptures, according to the church calendar and the monks celebrating the service of his adherents.The content of religious festivals, on Vietnam in the pagoda from the year 2000 in the plain and the northern and Midlands with the ancient farmers didn't completely correct as such. Buddhism is a religion imported into Vietnam, from very early on. From Indian Buddhism infused into our country can advance both China, by road, via land Line to the South, along the coast of Central, then to the North. Historiography of ancient Chau Van Hanh French Vietnam language record copy: "Da La Stitching and Ma Ha States have together to Connie Long, Xie's last life, Ling (about 168-169). When to Jiaozhou then Stitched Da La stay ".Được biết, Phật phái có ảnh hưởng sâu sắc đối với xã hội Việt Nam thời cổ là Thiền Tông (Nam tông của Lục tổ Huệ Năng), với một vài đặc điểm như, Phật giáo Thiền Tông bàn nhiều về phong cách tu hành (tông phong) hơn là lý luận. Thiền Tông chủ trương đưa niết bàn về trần thế đặt nó trong lòng con người, tâm thị Phật (Niết bàn vô trụ xứ) . Thiền Tông lại coi lao động như một điều kiện tu hành "nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" (một ngày không làm, một ngày không ăn). Như vậy, Thiền Tông coi sự chịu đựng bần khổ trong sinh hoạt cũng là một cách rèn luyện của người chân tu. Hơn thế, những tư tưởng bình đẳng, nhân ái, không thừa nhận đẳng cấp của Phật giáo là một điểm rất đáng lưu ý đối với người Việt đương thời. Bởi vì, cũng vào thời điểm ấy, sức sống bên ngoài và sức mạnh bên trong của làng và người Việt cổ (tinh thần cố kết cộng đồng, tinh thần bình đẳng, dân chủ thời công xã) cùng với các tín ngưỡng dân gian bản địa hình thành trong nền văn minh Việt cổ - văn minh sông Hồng- đã tồn tại như một giá trị, một bản sắc, nên khi cộng đồng này tiếp xúc với Phật giáo đã không xảy ra phản ứng đối kháng, song lại tạo ra sự hoà nhập hay hỗn dung tôn giáo. Đạo Phật đã được "bản địa hoá", "dân gian hoá", nghĩa là từ khi ấy đã được người tiểu nông Bắc Bộ coi là người bạn đồng hành tư tưởng của mình, Đức Phật trở thành gần gũi, "hoá" thành ông "Bụt"(Bouddha) quen thuộc trong tâm linh dân làng. Bụt thành thần linh thiêng, hiền lành ("hiền như Bụt"), chuyên làm việc thiện, khuyên điều thiện, hay xuất hiện trong truyện cổ tích thần kỳ để giúp người nghèo khổ, bất hạnh.Ngược lại, Phật giáo khi nhập vào Việt Nam cũng bám ngay vào mảnh đất đầy sinh khí của tinh thần công xã, kết hợp với tín ngưỡng dân gian địa phương, với nền kinh tế nông nghiệp, sinh hoạt văn hoá bản địa, tạo cho bản thân một biến dạng mới, phong phú về biểu hiện và đa dạng về hoạt động sùng tín. Nhà sư và ngôi chùa thành những hiện thân vật chất có sức cuốn hút mạnh mẽ trong đời sống hàng ngày của dân làng. Như vậy, Phật giáo đã bắt rễ vào làng, vào tư tưởng và tình cảm người làng, lệ làng để tồn tại. Ngôi chùa, giáo đường nhà Phật được xây dựng ngày càng nhiều từ rất sớm tại các làng quê Bắc Bộ. Nhà chùa không bỏ qua những lễ thức nông nghiệp và các tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt, chăn nuôi của các làng quê.Về Man Nương - cùng huyền tích - người làng Mèn (Mãn Xá, xã Hà Mãn, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh), với tàn dư mẫu quyền trong xã hội Việt cổ đã nhanh chóng nhập vào Phật điện (ở Luy Lâu, đất khởi nguyên của đạo Phật ở Việt Nam), trở thành Phật mẫu (cũng như Ỷ Lan phu nhân sẽ thành quan âm nữ về sau) rồi lại sinh ra - một cách gián tiếp- tứ pháp: Pháp Vân (mây), Pháp Vũ (mưa), Pháp Lôi (sấm, sét), Pháp Điện (chớp), tạo ra huyền thoại Tứ pháp và bộ tượng Tứ pháp ra đời là dựa trên hoàn cảnh lịch sử đó. Ai cũng có thể thấy đây là mối quan hệ chặt chẽ giữa thời tiết và nghề nông, để rồi biến Phật đài và nhà chùa thành nơi thực hiện hai chức năng song hành: cầu Phật và cầu phúc thần nông nghiệp. Ngoài ra, để có sức sống bền vững hơn, dân dã hơn, đạo Phật - ngôi chùa, trên bệ thờ Tam bảo - đã tiếp nhận những tín ngưỡng cổ địa phương như tục thờ giới tự nhiên (tục thờ đá...) hoặc tín ngưỡng phồn thực. Gần gũi và quen thuộc hơn là tín ngưỡng thờ tổ tiên (Tứ Ân) hoặc có nhu cầu để "hậu" được nhà chùa dành cho bệ thờ những bình hương . Hoặc nữa, trên Phật đài còn suy tôn cả thần bản mệnh của làng, thần văn hoá, hoặc một ông vua.....(mô hình "Tiền Phật hậu Thánh", "Tiền thần hậu Phật"). Hoặc nữa, nhà chùa sẵn sàng tiếp nhận cả Đạo Tứ phủ, lập riêng điện thờ Mẫu...Hàng năm, sau Tết Nguyên đán vào xuân hoặc cả sang thu, chùa lại mở hội - Hội Chùa - nhưng lại mang nội dung và chức năng hội làng, để dân làng thực hiện mọi kỳ vọng và vui chơi. Ngay ở nơi tôn nghiêm với giáo lý "diệt dục" này, trai gái vẫn súng sính áo quần ngày hội, kéo nhau tới đây, trên sân chùa, hoặc ngoài cửa chùa, hát giao duyên suốt thời kỳ hội mở.Chúng ta theo dõi hội chùa Dâu để thấy rõ hơn những đặc điểm trên.Dâu chính là Luy Lâu (Liên Lâu), nơi hai nhà sư Khâu Đà La và Ma Ha Kỳ Vực, từ Ấn Độ tới và truyền giảng đạo Phật. Nơi đây cũng là trị sở của Sĩ Nhiếp, thái thú Giao Châu hồi đầu Công nguyên. Dâu còn cả dấu tích thành cổ, trung tâm của chính quyền đô hộ đương thời!Chùa Dâu thuộc thôn Khương Tự, xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Tháp Hoà Phong ở sân chùa cao, được coi là mốc của chùa, ai đi hội cũng hướng về đó. Xưa, chùa có tên là Cổ Châu tự, rồi Thần Định tự, nay là Diên ứng tự, thờ Pháp Vân. Có thể ban đầu chùa chỉ dựng bằng tre nứa, mái lợp tranh. Còn kiến trúc chùa hiện nay là gạch, gỗ, ngói, với nhiều công trình chạm khắc ghi dấu ấn rất cổ.Dù ai đi đâu về đâuHễ trông thấy tháp chùa Dâu thì vềDù ai buôn bán trăm nghềTháng Tư ngày Tám thì về hội DâuHội Dâu mở ngày mồng 8 tháng tư, là hội hàng tổng. Dự hội Dâu không chỉ là hành hương về đất Phật, mà người ta gặp ở đây những sinh hoạt văn hoá của cư dân nông nghiệp. Năm ngôi chùa thờ năm mẹ con bà Man Nương quây quần trong năm làng. Hội tưng bừng và mang nhiều ý nghĩa là nhờ các đám rước: rước chào, rước đón, rước đưa. Người rước kiệu là trai, gái tuyển chọn trong 12 làng (cả tổng), mỗi làng góp từ 20 đến 50 người:· Bà Man Nương (Phật mẫu) trụ ở Chùa Tổ (Mẫn Xá).· Bà Dâu (Pháp Vân - con cả) ở chùa Dâu (Thiền định Diên ứng) ở Thanh Khương.· Bà Đậu (Pháp Vũ- con thứ hai) ở chùa Đậu (làng Hành Đạo).· Bà Tương (Pháp Lôi - con thứ ba) ở chùa Phú Tương (Thanh Tương).· Bà Dàn (Pháp Điện - con út) ở chùa Phương Quan.Mồng 8 tháng tư, các làng rước tượng ba bà Pháp Lôi, Pháp Điện, Pháp Vũ về chùa Dâu hội với chị cả. Người dự hội quá đông, không rước được, bà Dàn cho đánh gậy. Ba mươi hai (32) gậy trao cho các tráng đinh múa một vũ khúc mạnh, đẹp mắt, để "dẹp đám", mở lối cho đám nhao lên đường.Đúng ngọ (12 giờ trưa), bà Dâu lại cùng bà Đậu thi cướp nước. Khi lệnh phát ra, dân hai làng Phương Quan, Hành Đạo rước kiệu hai bà chạy từ cửa chùa Dâu ra tam quan (khoảng 300m). Đặt kiệu xuống, mỗi kiệu một đô tuỳ (người khiêng) cầm bình múc nước ở giếng rồi thi nhau về trước, lĩnh thưởng. Khi bốn chị em hội ngộ rồi thì đám rước Tứ Pháp về chùa Mãn Xá bái vọng mẹ là mẫu Man Nương. Mồng 9 hội cũng diễn ra như vậy. Rồi cả đám rước lớn đi quanh tổng một vòng (từ chùa Dâu lại về chùa Dâu). Đám rước tới Thanh Tương, bà Tương (Pháp Lôi) chào chị, chào em rồi về chùa Pháp Lôi. Đến Phương quan bà Điện chào hai chị Vân, Vũ để về chùa mình. Đến chùa Dâu, hai bà Vân, Vũ chào nhau ai về chùa nấy.
Ngoài trò cướp nước, dâng nước, đánh gậy trên bãi chùa Dâu, còn có múa sư tử, múa hoa trang rùa và hạc, múa trống, đấu vật, cờ người và đốt cây bông. Người hành hương và dự hội đêm ngày lui tới không lúc nào ngớt. Ý nghĩa của nghi lễ rước không chỉ là tình Mẹ - Con, Chị -Em - biểu hiện đức độ truyền thống, mà đám rước còn được hiểu là sự giao hoà thời tiết.
Rõ ràng ở đây gọi là đất Phật tổ mà đạo Phật đã nhường cho tín ngưỡng dân gian với nghi thức nông nghiệp được cử hành vào ngày 8 tháng tư, tức lễ Phật đản. Liên tưởng về hội Dóng (mồng 9 tháng tư) càng làm sáng tỏ đó là nhịp cầu mùa phổ bi
đang được dịch, vui lòng đợi..