Industry OverviewNgành nhựa là một ngành công nghiệp non trẻ và quan trọng trong nền kinh tế.Các sản phẩm từ nhựa hiện nay đang được tiêu thụ rộng rãi trong nhiều lĩnh vực bởi tính nhẹ, bền, dẻo dai và chi phí thấp. Chính vì những ưu điểm đó đã tạo cho các sản phẩm này lợi thế mà ít các sản phẩm hay chất liệu khác có thể dùng để thay thế được. Tính chu kỳ của ngành trong dài hạnNgành nhựa có 2 phân khúc quan trọng là dân dụng và công nghiệp. Trong phân khúc dân dụng, các hộ gia đình tiêu thụ các sản phẩm như ống nước, bình nước, đồ nhựa gia dụng và chỉ thay thế khi chúng bị hư hỏng nên không tạo nên tính chu kỳ rõ rệt cho ngành. Riêng với chu kỳ ngành nhựa bao bì tỷ lệ thuận với chu kỳ tăng trưởng kinh tế. Khi kinh tế tăng trưởng, thu nhập của người dân sẽ tăng, nhu cầu của họ về các sản phẩm tăng, đòi hỏi phải có lượng bao bì tương đương để đóng gói sản phẩm.Về phía phân khúc công nghiệp, chủ yếu là hoạt động thầu sản phẩm, thi công lắp đặt vật liệu, đường ống cho các doanh nghiệp xây dựng. Do đó, chu kỳ của ngành nhựa chịu sự ảnh hưởng của ngành xây dựng. Khi mà hoạt động xây dựng phát triển thì doanh thu của ngành nhựa cũng tăng lên và ngược lại. Dựa vào biểu đồ, ta có thể kết luận chu kỳ ngành xây dựng giống với chu kì kinh tế nhưng có độ lệch pha nhất định theo hướng đi trước diễn biến của nền kinh tế vĩ mô. Biểu đồ cho thấy chu kỳ kinh tế khoảng 10 năm nên chu kỳ của ngành xây dựng cũng như nhựa là 10 năm. Đây là con số tương đối, có thể biến động tùy vào tình hình. Ngành nhựa đang ở đầu chu kỳ tăng trưởng mớiNhư đã phân tích ở trên, chu kỳ của ngành nhựa chịu sự ảnh hưởng của chu kỳ nền kinh tế. Năm 2015 được đánh giá là năm mở đầu cho xu hướng tăng trưởng mới của thị trường bất động sản. Đây cũng chính là giai đoạn đi lên của ngành xây dựng khi mà nhiều dự án lớn được tái triển khai hoặc công bố mới. Vì vậy, ngành nhựa cũng đang nằm trong đầu giai đoạn tăng trưởng.Trong ngắn hạn, chu kỳ ngành nhựa cũng có mối tương quan với ngành xây dựng. Cụ thể, ngành xây dựng thường tập trung thi công vào mùa khô nên nhu cầu về nhựa cung ứng cho các dự án xây dựng cũng tập trung vào mùa khô nhiều hơn. Tùy vào vị trí địa lí mà mùa khô và mùa mưa có thời gian khác nhau nhưng mua khô thường bắt đầu từ tháng 12 năm nay đến tháng 4 năm sau. Do đó, nhu cầu về nhựa (nhựa xây dựng) trong khoảng thời gian thời tiết khô ráo này nhiều hơn những tháng còn lại. Tuy nhiên, chu kỳ ngắn hạn chỉ mang tính chất tương đối.Tốc độ tăng trưởng ngành nhựa thế giới rất ổn định Đặc biệt tăng trưởng nhanh ở khu vực Châu Á, do nhu cầu nhựa trung bình của thế giới liên tục tăng suốt 60 năm qua. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương chiếm 47% sản lượng nhựa tiêu thụ trong năm 2013. Theo IHS, con số này sẽ tăng lên 53% trong năm 2020. Sản lượng nhựa tiêu thụ tính trên đầu người ở Châu Âu và Bắc Mỹ cao hơn khu vực Châu Á, nhưng tốc độ tăng trưởng duy trì ở mức 18%.Ngành nhựa Việt Nam tăng trưởng rất tốt, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩuNgành công nghiệp non trẻ này tăng trưởng 15 – 20%/năm, gấp đôi mức tăng GDP của Việt Nam. Mức tiêu thụ nhựa bình quân trên đầu người ở nước ta tăng nhanh qua các năm, nếu như năm 2008 đã đạt 22kg/người/năm; năm 2010 là 30kg/người/năm thì tính đến năm 2015, con số này đạt trên 38kg/người/năm. Theo dự báo của các chuyên gia ngành nhựa, mức tiêu thụ người dân sẽ tăng lên 45kg vào năm 2020. Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) cho biết kim ngạch xuất khẩu ngành nhựa từ năm 2011 đến nay liên tục tăng: Năm 2011 đạt 1,7 tỷ USD, năm 2013 đạt 2,1 tỷ và năm 2014 đạt hơn 3 tỷ USD. Còn theo kế hoạch đề ra của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2015 này xuất khẩu của ngành nhựa sẽ phấn đấu đạt mức tăng trưởng khoảng từ 12-15%. Ngành nhựa Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩuPhụ thuộc lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Do ngành hóa dầu trong nước chưa đủ phát triển, ngành nhựa nội địa phải nhập khẩu 70-80% nguyên liệu. Điều này làm ngành nhựa nội địa phụ thuộc vào các nước xuất khẩu nguyên liệu như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản...Giá dầu thô, đà tăng trưởng của các ngành sản phẩm cuối là những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngànhPhụ thuộc vào các ngành sản phẩm cuối như xây dựng, thực phẩm, ô tô và thiết bị điện tử. Ngành nhựa được phân thành nhiều phân khúc. Trong đó 4 phân khúc chiếm tỷ trọng hơn 70% trong nhu cầu nhựa toàn thế giới bao gồm: bao bì, vật liệu xây dựng, gia dụng, kỹ thuật cao. Các phân khúc quan trọng như bao bì và vật liệu xây dựng phụ thuộc chặt chẽ với tình hình tăng trưởng của các ngành sản phẩm cuối. Chi phí nguyên liệu phụ thuộc vào giá dầu thô. Giá hạt nhựa chịu sự chi phối trực tiếp từ sự biến động giá dầu thô. Hiện tại giá dầu thô thế giới giảm sâu tạo lợi thế cạnh tranh giá cho ngành nhựa vì chi phí nguyên liệu đầu vào nhựa PP, LDPE, LLDPE, HDPE... giảm đáng kể. Quy hoạch của chính phủ Việt nam hướng đến phát triển bền vững ngành nhựaTheo Quy hoạch phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 của Bộ Công Thương, năm 2015 phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp ngành nhựa đạt 78.500 tỷ đồng, năm 2020 đạt 181.577 tỷ đồng và tới năm 2025 là 390.000 tỷ đồng. Mục tiêu tổng quát của quy hoạch là phát triển ngành nhựa Việt Nam thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất được những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng cao.
Mức độ cạnh tranh trong ngành
Theo số liệu của Cục Xúc Tiến Thương Mại, tính đến 2010 cả nước có khoảng 2,000 doanh nghiệp ngành nhựa, tập trung chủ yếu ở miền Nam (80.0%). 90.0% doanh nghiệp ngành này là doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất theo quy mô hộ gia đình. Điều này dẫn đến hệ quả là ngành nhựa Việt Nam bị phân mảnh, công nghệ sản xuất khá lạc hậu và hiệu quả chưa cao. Rào cản gia nhập ngành về vốn và máy móc kỹ thuật đều ở mức trung bình với khoảng 300 – 400 tỷ đồng cho một doanh nghiệp nhựa lớn. Phân tích theo mô hình cạnh tranh của Michael Porter cho thấy mức độ cạnh tranh trong ngành ở mức 3.4/5.0 – là mức cạnh tranh cao.
Nhìn chung, ngành nhựa Việt Nam đang ở đầu chu kỳ tăng trưởng mới, tốc độ tăng trưởng cao và được sự quy hoạch rõ ràng của Chính Phủ. Mức độ cạnh tranh trong ngành tương đối cao nhưng bù lại, ngành nhựa vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn.
đang được dịch, vui lòng đợi..