CHƯƠNG IIITHỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI, LÀM THÊM GIỜ, NGHỈ GIỮA CAĐiều 13 : Thời giờ làm việcNgười sử dụng lao động tuân thủ sắp sếp thời giờ làm việc, làm thêm giờ cho người lao động theo quy định của bộ luật lao động, được cụ thể tại điều 4, điều 5, điều 6 nội quy lao độngĐiều 14: Thời giờ nghỉ ngơiNgười sử dụng lao động áp dụng chế độ nghỉ ngơi cho người lao động theo quy định pháp luật hiện hành, được cụ thể hóa tại điều 16, điều 17, điều 18 nội quy lao động, như: nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ Lễ, Tết, nghỉ giữa ca, nghỉ việc riêng, nghỉ khác.Điều 15: Nghỉ việc riêng có hưởng lương, không hưởng lương1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:a. Kết hôn: nghỉ 03 ngày;b. Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;c. Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.3. Khi nghỉ theo các trường hợp trên phải trình giấy tờ chứng minh mối quan hệ hợp pháp tương ứng (bản photo).Điều 16 :Ngoài quy định tại khoản 2 Điều 15 TƯLĐTT, người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương trong một số trường hợp sau:1. Đám hỏi bản thân;2. Làm nhà ở, di chuyển chỗ ở;3. Bản thân phải chăm sóc thân nhân trực tiếp bị tai nạn, ốm nhập viện như: bố đẻ, mẹ đẻ, chồng/vợ, anh, chị em ruột, con ruột (con nuôi),...4. Các trường hợp đặc biệt khó khăn khác mà bản thân phải đích thân giải quyết.Công ty không quy định thời gian nghỉ việc riêng cho tất cả mọi người, mà chỉ xem xét từng trường hợp cụ thể, cân nhắc lý do xin nghỉ có chính đáng hay không và việc nghỉ không gây trở ngại lớn đến kết quả sản xuất.Điều 17: Nghỉ không hưởng lương, nghỉ bù, hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào dịp Lễ, TếtCăn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, trường hợp một số ngày Nghỉ Tết, Lễ khi có tình huống nghỉ ngắt quãng, để tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ liền nhiều ngày để chủ động sắp xếp, giải quyết công việc riêng của cá nhân, người sử dụng lao động có thể bố trí cho người lao động được nghỉ làm việc có hưởng lương hoặc không hưởng lương như sau (sau khi tham khảo ý kiến của BCH công đoàn cơ sở):1. Nghỉ phép năm.2. Hoán đổi ngày nghỉ hàng tuần vào các dịp lễ, Tết.3. Nghỉ không hưởng lương (được tính nguyên tiền thưởng chuyên cần), công ty có thể sắp xếp làm bù vào thời gian khác.4. Nghỉ bù cho thời gian làm thêm.5. Trường hợp khác (nếu có).Điều 18: Nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe....1. Người lao động được nghỉ hưởng chế độ ốm đau; thai sản; dưỡng sức phục hồi sức khỏe; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất theo quy định của luật bảo hiểm xã hội và các văn bản pháp luật hiện hành.2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ do cơ quan BHXH chi trả. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con (điều 34 luật BHXH số 58/2014/QH 13 có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016):a. 05 ngày làm việc khi vợ sinh thường;b. 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;c. Trường hợp vợ sinh đôi (sinh thường) thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;d. Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.3. Một số quy định mới khác có hiệu lực thi hành từ 01/01/2016 liên quan đến luật BHXH số 58/2014/QH 13. Điều 19: Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm1. Người lao động làm thêm giờ được công ty bố trí nghỉ bù vào thời gian hoặc được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau:b. Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;c. Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;d. Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương.2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày lễ, tết.Điều 20: Trách nhiệm của NSDLĐ về việc thực hiện các bảo đảm xã hội cho NLĐ1. Căn cứ vào quy định của Nhà nước, NSDLĐ đảm bảo thực hiện các loại bảo hiểm như BHXH, BHYT, BHTN theo chế độ quy định.2. Mọi chế độ BHXH, BHYT, BHTN được tiến hành đầy đủ và chi trả kịp thời cho NLĐ.3. Khi nhà nước có thay đổi quy định về mức trích nộp, các quyền lợi hưởng chế độ BHXH, BHYT, BHTN, NSDLĐ sẽ thực hiện việc trích nộp, giải quyết các chế độ theo đúng quy định hiện hành và thông báo đến từng NLĐ biết.Điều 21: Một số ưu tiên đối với lao động nữ mang thai, phụ nữ có con nhỏ dưới 1 tuổi1. Phụ nữ có thai 6 tháng trở lên hoặc nuôi con nhỏ dưới 1 tuổi không phải làm việc theo ca (1, 2, 3), không làm thêm giờ (trừ trường hợp chị em tự nguyện và có sự đồng ý của NSDLĐ).
2. Phụ nữ trong thời gian nuôi con dưới 1 tuổi do điều kiện làm việc ở xa không thể về chăm con giữa giờ theo chế độ thì được về sớm 1 tiếng có hưởng lương. Trường hợp theo nhu cầu sản xuất công ty cần nữ lao động ở lại làm việc và được nữ lao động đồng ý thì ngoài thời gian 1 tiếng hưởng đủ lương theo quy định, người lao động được hưởng thêm tiền lương làm thêm giờ cho thời gian đó.
3. Phụ nữ có con nhỏ được dùng thẻ riêng, được gửi xe ở khu vực riêng để thuận lợi về thời gian ra vào công ty.
4. Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 6 có công việc đứng hoặc công việc khác có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sẽ được sắp xếp công việc phù hợp khi có nhu cầu chuyển đổi công việc.
5. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ được làm việc một cách thoải mái, ít áp lực, bảo đảm sức khỏe.
6. Được phép mang thức ăn riêng (trái cây, sữa, thuốc bổ...) vào công ty để bồi bổ sức khỏe, đủ dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. (Ăn uống tại nhà ăn công ty).
7. Nữ lao động gặp khó khăn về khả năng sinh con, vô sinh, hiếm muộn, cần can thiệp các phương pháp hỗ trợ sinh sản, có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ không hưởng lương trong thời gian chữa trị (Bác sỹ không chỉ định).
8. Phụ nữ có con nhỏ bị tật nguyền, bệnh tim bẩm sinh, cần chăm sóc đặc biệt có thể thỏa thuận với NSDLĐ được nghỉ không hưởng lương trong thời gian này (áp dụng trong trường hợp bác sỹ không chỉ định nghỉ).
9. Phụ nữ trong thời gian mang thai từ tháng thứ 4 trở đi, được mặc đồng phục tự do phù hợp với sức khỏe thai sản, có lối đi ưu tiên khi vào làm và ra về.
10. Được bộ phận y tế công ty tư vấn, hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sinh sản, cách phòng tránh, phát hiện, điều trị các chứng bệnh nguy hiểm thường gặp đối với phụ nữ, như: ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
đang được dịch, vui lòng đợi..
