- Về thương mại từ năm 1991 đến nay: Chính phủ hai nước đã ký kết hơn 30 hiệp định và văn bản thoả thuận, trong đó có khoảng 20 hiệp định về kinh tế thương mại hoặc có liên quan đến kinh tế thương mại. Ngoài ra, một số bộ, ngành ở Trung ương và chính quyền địa phương của hai nước cũng đã ký nhiều văn bản hợp tác kinh tế mậu dịch song phương.+ Nhờ vậy kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước tăng trưởng rất nhanh, từ 32 triệu USD năm 1991 lên 2,8 tỷ USD năm 2001, tăng gấp 87 lần. Trong chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam cuối tháng 3 năm 2002 của Tổng Bí thư Giang Trạch Dân, lãnh đạo hai nước đã nhất trí phấn đấu đưa kim ngạch mậu dịch hai nước lên 3,5 tỷ USD trong năm 2002 và đạt 5 tỷ USD vào năm 2025. +Tỷ lệ giữa buôn bán chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch dao động trong khoảng 50 - 60%. Buôn bán qua biên giới đã góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn, giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho cư dân vùng biên giới.+ Cùng với buôn bán chính ngạch và buôn bán tiểu ngạch, trong giao lưu kinh tế thương mại giữa hai nước còn xuất hiện các hình thức và dịch vụ khác như quá cảnh, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu… Các mặt hàng quá cảnh và tạm nhập khẩu vào Việt Nam, tái xuất khẩu đi Trung Quốc gồm: ô tô, xe máy, hàng điện tử, cao su, nhôm thỏi, sợi tổng hợp, thuốc lá…
đang được dịch, vui lòng đợi..
